Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho hay tiểu hành tinh 1999 FN53 có chiều ngang khoảng 1,3 km. Thông thường, một vật thể không gian với kích thước này thể gây phá hủy nếu va chạm với Trái Đất. 1999 FN53 được phát hiện từ tháng 3/1999 và bay qua Trái Đất với vận tốc 14 km/s (gấp hai lần vận tốc của một tên lửa khi bay lên cao), ở khoảng cách 10 triệu km.
Một vụ va chạm giữa tiểu hành tinh lớn với Trái Đất sẽ không nguy hiểm cho con người và sự sống trên hành tinh. Ảnh minh họa: AFP
Theo RT, hiện không có dấu hiệu cho thấy 1999 FN53 sẽ va vào Trái Đất hay quét qua đủ gần để ảnh hưởng theo bất kỳ cách nào. Sự xuất hiện của tiểu hành tinh không được tính trên thang nguy hiểm của Cơ quan nghiên cứu vật thể gần Trái Đất thuộc NASA.
1999 FN53 có kích thước lớn hơn ba lần so với tiểu thành tinh Apophis từng lướt qua Trái Đất ở khoảng cách 14 triệu km năm 2013. Nó cũng không phải tiểu hành tinh cuối cùng quét qua hành tinh của chúng ta. Các nhà khoa học dự đoán vật thể không gian có tên gọi Codenamed Icarus sẽ xuất hiện ngày 16/6 tới, di chuyển nhanh gấp ba lần 1999 FN53 và ở vị trí gần Trái Đất hơn.
Giáo sư Bill Napier của Đại học Buckinghamshire, Anh, cho biết một vụ va chạm với tiểu hành tinh lớn có thể khiến một phần 5 dân số thế giới thiệt mạng. Ngoài tác động đến con người, nó còn phá hủy tầng ozone, cho phép ánh nắng Mặt Trời chiếu không giới hạn đến Trái Đất, đốt cháy các thảm thực vật.