Với những người sợ kim tiêm thì miếng dán nano có tên Nanopatch là một giải pháp tuyệt vời. Đây là phát minh của kỹ sư sinh học người Australia là Mark Kendall nhằm thay thế kim tiêm mà lại không đau, an toàn, rẻ và hiệu quả hơn.
Nanopatch sẽ thay thế kim tiêm.
Nanopatch, kích thước khoảng 1 cm2, dán vắc xin trực tiếp vào khu vực các tế bào miễn dịch. Nanopatch sử dụng dụng cụ để đẩy đi các hạt micro, không gây đau.
Quá trình này không gây chảy máu, giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, Nanopatch được phủ vắc-xin khô, không cần phải làm lạnh, làm giảm đáng kể tất cả các chi phí.
Tấm phủ lọc nước nano
Sự kiện tràn dầu trên biển của BP năm 2010 khiến nhiều người đau đầu. Tuy nhiên tương lai sẽ có một lớp lọc được phát triển từ công nghệ nano do các nhà nghiên cứu từ bang Ohio, Mỹ phát minh.
Lớp nano này kết hợp tấm lưới thép không gỉ sẽ giữ lại dầu và cho phép nước đi qua.
Tấm phủ lọc dầu gần như vô hình.
Tấm phủ nano lấy cảm hứng từ tự nhiên, có hình dạng lá sen, sẽ đẩy nước đi nhưng giữ lại dầu. Công nghệ phủ nano này mô phỏng bề mặt gồ ghề của lá sen và được nhúng với các phân tử chất tẩy rửa, không thấm dầu, tương tự như lá sen không thấm nước.
Lớp phủ này gần như vô hình và không nhìn được bằng mắt thường, có thể được sản xuất đại trà với giá thành rẻ, chỉ khoảng 1 USD/0,09m2.
Bọt biển nano sạc điện thoại
Miếng bọt biển này sẽ giúp bạn có thể sạc điện thoại tại bất kỳ nơi đâu trong vòng 30 giây và sử dụng trong một ngày.
Công ty StoreDot của Israel đã cho ra đời loại pin có thể lưu sạc khá lớn và nhanh hơn, hoạt động giống như một miếng siêu bọt biển có thể nhúng qua nguồn điện và lưu lại.
Sạc pin tiện lợi trong tương lai.
Sạc bọt biển Nano dựa trên việc hình thành các “chấm nano”, giúp thay đổi cách sạc pin truyền thống, cho phép thẩm thấu nhanh hơn và lưu giữ nguồn.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu từ ĐH Winsconsin-Madison đã cho ra đời máy phát điện nano có tên Nanogenerator, tích hợp trực tiếp vào vỏ điện thoại, được chế tạo từ loại polymer áp điện (Polyvinylidene floride/PVDF).
Điện thoại được sạc nhờ năng lượng rung động.
Võng mạc nhân tạo
Các nhà nghiên cứu Israel đã phát triển một võng mạc nhân tạo giúp khôi phục thị lực cho hàng triệu người khiếm thị.
Cấy võng mạc nhân tạo vào mắt.
Võng mạc sinh học sau khi được cấy vào mắt sẽ liên kết các neuron còn sống trong mắt của bệnh nhân với các tế bào thần kinh thị giác thông qua các tế bào nhận kích thích ánh sáng nhân tạo. Nhờ đó, các hình ảnh và chuyển động sẽ được gửi đến não.
Bệnh nhân sau khi được ghép võng mạc nhân tạo chỉ cần đeo kính đã có tích hợp năng lượng laser. Thị lực của người bệnh sẽ được khôi phục đáng kể khoảng 1 tuần sau khi được ghép võng mạc nhân tạo.
Quần áo chiếu sáng
Sợi phản quang phát sáng được các nhà nghiên cứu ở Thượng Hải phát minh sẽ là vật liệu tuyệt vời trong may mặc.
Mỗi sợi được thiết kế từ thép không gỉ, được bọc lớp chứa hạt nano và một lớp quang điện polymer.
Quần áo phát sáng nhờ công nghệ nano.
Kết quả cho ra chất liệu nhẹ và linh hoạt, tự phát sáng hoàn toàn bằng năng lượng điện hóa của chính nó. Tuy nhiên vật liệu chỉ phát sáng trong vòng vài giờ. Các nhà nghiên cứu lạc quan hy vọng sẽ tìm ra cách giúp các sợi này phát sáng lâu hơn nữa.