Hơi thở có mùi tanh: Điều này có thể phản ánh dấu hiệu của bệnh suy thận. Các ammonia tích lũy trong máu có một mùi đặc trưng và đi ra qua đường thở. Amoniac là một sản phẩm thải chất độc hại qua nước tiểu. Khi thận không làm việc, nó không được bài tiết và tích lũy trong máu.
Acid trào ngược: Quá trình này là việc các axit được sản sinh trong dạ dày, di chuyển lên trên ống dẫn thức ăn (thực quản) và sau cùng là lên tới miệng. Điều này có thể đốt cháy tim, trào ngược axit làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày, tiếp đó là phân hủy gây mùi hôi và được cảm nhận thông qua hơi thở.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Bệnh truyền nhiễm như hen suyễn, viêm phế quản và viêm xoang gây ra mùi hôi trong hơi thở. Các vi khuẩn tích lũy trong phổi và đường hô hấp gây ra mùi đặc trưng này trong hơi thở.
Béo phì: Điều này đã được chứng minh thông qua nghiên cứu cho rằng mùi của hơi thở có thể phản ánh béo phì. Với những người có nồng độ cao của hydro và mêtan trong hơi thở thì có nguy cơ mắc béo phì nhiều hơn những người có nồng độ thấp của 2 chất khí trên.
Bệnh tiểu đường: Những người mắc bệnh tiểu đường thì hơi thở thường có mùi như mùi chất tẩy sơn móng tay hoặc có mùi trái cây. Đây là tình trạng rất nghiêm trọng phản ánh các chất độc hại đang được tích lũy trong máu. Hiện tượng này xảy ra do việc không kiểm soát được chất béo và protein cơ bắp.
Dị ứng: Nghẹt mũi, khó thở cũng có thể gây ra hôi miệng. Khi đường thở qua mũi bị chặn, bạn sẽ phải thở bằng miệng. Điều này khiến miệng bị khô và làm cho vi khuẩn trong miệng tăng trưởng, từ đó gây ra mùi hôi.
Suy tim: Hơi thở cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh tim. Các nhà nghiên cứu sẽ lấy những mẫu thở và kiểm tra cùng với một số chất dễ bay hơi để phát hiện những dấu hiệu bất thường của bệnh tim.