Dân Việt

Thi đấu bết bát, M.U vẫn đạt lợi nhuận kỷ lục

Quốc Bảo (theo Goal) 04/06/2015 09:59 GMT+7
Theo thống kê hàng năm của hãng kiểm toán Deloitte (Anh), M.U đạt được mức tổng lợi nhuận kỷ lục với số tiền lên đến 117 triệu bảng từ các hoạt động kinh doanh thương mại trong mùa giải 2013-2014.
2013-2014 là một trong những mùa giải đáng quên đối với M.U khi họ bổ nhiệm David Moyes vào vị trí HLV thay cho Sir Alex Ferguson đã chính thức nghỉ hưu. Lần lượt, Quỷ đỏ bị Swansea, Sunderland, Bayern Munich “đá văng” ra khỏi FA Cup, League Cup và Champions League. Thậm chí, ở đấu trường Premier League, đội chủ sân Old Trafford cũng chỉ về đích ở vị trí thứ 7.

Thế nhưng, điều đáng ngạc nhiên là mức lợi nhuận của M.U ở mùa giải 2013/14 vẫn đứng đầu tại Premier League với số tiền lên đến 117 triệu bảng.

img

 

M.U vẫn đạt mức lợi nhuận kỷ lục trong mùa giải 2013-2014.

 

Được biết, mức lợi nhuận này có được là nhờ tổng doanh thu trong mùa giải 2013/14 của M.U lên đến 433 triệu bảng. Chiếm 13,2% doanh thu của tất cả các CLB tại Premier League và cao hơn đội xếp cuối bảng là Cardiff City 350 triệu bảng.

 

Tottenham cũng là một trong những CLB đạt được mức tăng trưởng dương trong mùa giải 2013/14 với số tiền lên đến 80 triệu bảng. Lợi nhuận của đội bóng thành London thu được tương đương với số tiền mà họ bán tiền vệ Gareth Bale cho Real Madrid.

Trong khi đó, tuy cán đích ở vị trí thứ 3 tại Premier League nhưng Chelsea lại trở thành đội bóng đầu tiên đánh dấu mức nợ ròng lên đến 1 tỷ bảng.

Tổng lợi nhuận của 20 CLB tại Premier League cộng lại đạt hơn 614 triệu bảng, gấp ba lần so với cả Bundesliga mùa giải 2012/13 (mùa hoàng kim của giải đấu này). Đáng chú ý, con số trên tới trước khi giá bản quyền truyền hình Premier League tăng lên. Cụ thể, ở mùa giải 2012/13, tổng số tiền mà các CLB ở giải đấu này thu về từ truyền hình đạt 2,39 tỷ euro, bằng 54% tổng doanh thu của toàn giải.

Doanh thu từ các hoạt động thương mại của 20 CLB tại Premier League có được trong mùa giải 2013/14 cũng đạt mức 190 triệu bảng. Con số này lớn gấp 4 lần so với kỷ lục trước đó là 49 triệu bảng có được trong mùa giải 1997/98. Đây là lần đầu tiên sau 15 năm, Ngoại hạng Anh mới làm ăn có lãi. Thậm chí, theo các thống kê khác, các đội bóng đang chơi tại giải đấu cao nhất xứ sở sương mù đã lỗ (trước thuế) lên tới 2,6 tỷ bảng trong vòng 1 thập kỷ qua.

Mùa giải trước, Premier League bước vào năm đầu tiên trong việc thực hiện hợp đồng bản quyền truyền hình có thời hạn 3 năm. Chính vì vậy, một kỷ lục mới đã được thiết lập ngay lập tức. Nhờ đó, doanh thu của các CLB tại Ngoại hạng Anh đã tăng thêm 29% đạt mức kỷ lục 3,3 tỷ bảng. Tuy nhiên, đi đôi với đó là mức lương của giải đấu này cũng tăng 6%, lên 1,9 tỷ bảng.

Trong những năm đầu tiên, Premier League bán bản quyền truyền hình trước đó, tiền lương cầu thủ lần lượt chiếm 56% và 81% doanh thu của các CLB nhưng giờ đây, nó chỉ chiếm khoảng 20%. Và nên nhớ rằng, trong 1 thập kỷ trước đó, tiền lương cầu thủ tăng khoảng 9% mỗi năm, có nghĩa là cao hơn so với mức tăng 7% doanh thu hàng năm từ phía các CLB.