Đàn ông, phụ nữ hay người máy đều có thể trở thành chủ đề cho một tác phẩm văn học, nhưng nếu tác phẩm đó muốn giành chiến thắng trong một giải thưởng văn học lớn, nhân vật chính của tác phẩm chắc chắn phải là một người đàn ông.
Ngoài chuyện nhân vật chính cần là một người đàn ông, thì những nhà văn nam sẽ có lợi thế hơn những nữ nhà văn khi họ muốn đưa tác phẩm của mình trở thành ứng cử viên cho các giải thưởng văn học lớn như giải Pulitzer hay Giải thưởng văn học Man Booker.
Tiêu chí giải thưởng kỳ lạ kể trên chỉ vừa mới bị phá vỡ sau 15 năm bởi nữ nhà văn Nicola Griffith, tác giả của các tác phẩm nổi tiếng “Hild” và “Ammonite”. Nữ nhà văn đã giành giải Nebula (giải thưởng được trao hàng năm bởi Hiệp hội các nhà văn khoa học giả tưởng Mỹ cho tiểu thuyết khoa học giả tưởng xuất sắc).
Nữ nhà văn Griffith đã sắp xếp các cuốn sách thành nhiều dạng: đàn ông viết về đàn ông, phụ nữ viết về phụ nữ, đàn ông viết về phụ nữ, và phụ nữ viết về đàn ông, hay viết về cả hai. Tổng kết, phần thưởng Huân chương John Newbery giành ưu ái hơn cho những tác phẩm của nhà văn nữ viết về nhân vật chính là nữ. Còn trong các giải thưởng khác, nhà văn nam viết về đàn ông thực sự chiếm ưu thế. Những cuốn sách tập trung vào nữ giới gần như vắng mặt trong danh sách những tác phẩm giành chiến thắng.
Griffith đã viết một email cho tờ The Huffington Post chia sẻ: “Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của tôi được xuất bản vào năm 1993, và tôi nhận thấy nó không được đối xử giống như những tác phẩm của các đồng nghiệp”.
Chỉ có một vài giải thưởng tiểu thuyết lớn mỗi năm, nên tên tuổi các tác phẩm cũng chịu ảnh hưởng mạnh từ các giải thưởng này. “Các tiểu thuyết văn học thường khó bán ra trong thị trường thương mại, nhưng những tác phẩm giành chiến thắng giải Pulitzer hoặc giải Man Booker có thể ngay lập tức bán ra với doanh số cao ngất trời”, nữ nhà văn Griffith cho hay.
Câu hỏi nan giải được đặt ra là làm thế nào sự mất cân bằng này có thể được sửa chữa và thay đổi? Những tranh luận về một giải thưởng văn học chỉ giành riêng cho các nhà văn nữ gần đây bùng nổ.
Sự tồn tại của một giải thưởng duy nhất cho các nhà văn nữ được xem như vừa là mật ngọt vừa là thuốc độc dành cho các tác giả. Giải thưởng có thể cho phép họ cạnh tranh để có được sự công nhận, chống lại định kiến về giới tính đối với các nhà văn nữ. Nhưng giải thưởng đó cũng có thể làm giảm động lực đấu tranh cho phụ nữ được đối xử bình đẳng như nam giới trong các lĩnh vực rộng lớn hơn.
Nữ nhà văn Griffith cho biết để các nữ nhà văn và các nhà văn dân tộc thiểu số có thể hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn, chúng ta cần đấu tranh để sửa chữa "sự thiên vị ngay từ những cơ sở văn hóa đầu tiên”.