Theo tin tức trên Daily Mail, Anthony Kulkamp Dias, 33 tuổi, một nhân viên ngân hàng đã phát hiện mình bị khối u não chỉ 15 ngày sau khi con trai ra đời.
Bệnh nhân Kulkamp đang chơi đàn guitar trong khi mổ não.
Một tuần trước, anh này đã được tiến hành phẫu thuật tại Bệnh viện Nossa Senhora de Conceição, bang Santa Catarina, Brazil.
Điều ngạc nhiên là trong suốt ca mổ anh vẫn tỉnh táo, thậm chí còn chơi được nhiều bài hit của nhóm Beatles cũng như các bài hát Brazil với cây guitar đặt trên bụng của mình. Anh từng chơi guitar chuyên nghiệp trong 20 năm.
Chơi đàn và tán gẫu với bác sĩ giúp kíp mổ theo dõi kịp thời để tránh những tổn thương có thể ảnh hưởng đến những chức năng quan trọng của não.
Theo các bác sĩ, mô não không có tế bào cảm nhận đau, nhưng da và các cấu trúc khác thì có. Bằng cách chơi đàn và tán gẫu với bác sĩ, Kulkamp đã giúp kíp mổ theo dõi kịp thời để tránh những tổn thương có thể ảnh hưởng đến những chức năng quan trọng của não như cảm giác, vận động và ngôn ngữ.
"Tại thời điểm này, thách thức của bác sĩ là phải gây mê để giữ cho bệnh nhân tỉnh táo và không đau đớn," tiến sĩ phẫu thuật tên Machado cho biết.
Nghệ sĩ violin Roger Frisch, người đã chơi nhạc để giúp các bác sĩ xác định chính xác vị trí đặt điện cực trong não.
Năm ngoái, MailOnline đưa câu chuyện về nghệ sĩ violin Roger Frisch, người đã chơi nhạc để giúp các bác sĩ xác định chính xác vị trí đặt điện cực trong não.
Trước đó, ông được chẩn đoán bị chứng run vô căn. Ông cần được mổ để cấy một điện cực tí hon vào não, thứ sẽ giúp ông kiểm soát được căn bệnh của mình. Nhưng để điện cực có tác dụng, nó phải được đặt chính xác vào đúng vị trí trong não.
Vì các bác sĩ có thể phẫu thuật ở não mà phải giữ cho bệnh nhân luôn tỉnh táo và không bị đau, nên họ đã đề nghị Frisch chơi đàn để xem tình trạng run đáp ứng như thế nào trên thực tế khi họ đặt điện cực.