Buổi triển lãm “Reflections on the Self: From Dürer to Struth” tổ chức tại phòng trưng bày nghệ thuật Christie’s Mayfair ở London, Anh, kéo dài từ 2.6 đến 5.9.2015 sẽ giới thiệu về lịch sử của nghệ thuật chân dung tự họa, xem lĩnh vực nghệ thuật này đã biến đổi thế nào theo thời gian từ những năm 1400 trở đi. Giai đoạn đỉnh cao của thể loại này là vào khoảng thế kỷ 20 và 21.
Buổi triển lãm trưng bày các tác phẩm của hơn 50 nghệ sĩ với khoảng 70 tác phẩm, làm nổi bật các phương thức và phong cách khác nhau của từng nghệ sĩ sử dụng để vẽ tranh chân dung tự họa trên đa dạng các loại chất liệu bao gồm sơn, tranh in, điêu khắc, tranh cắt dán, và sắp đặt.
Nghệ thuật chân dung tự họa được xem như một biểu tượng văn hóa, là một thể loại hình ảnh nắm bắt được cả khoảnh khắc, thần thái và văn hóa của thời đại. Thể loại nghệ thuật này ra đời từ sự tò mò tự nhiên của mỗi cá nhân. Mỗi tác phẩm đều ẩn chứa bối cảnh cá nhân và bối cảnh nghệ thuật, xã hội, công nghệ và chính trị của thời đại của nhân vật.
Tranh chân dung tự họa của họa sĩ Francis Bacon, mô tả mình trong trạng thái tuyệt vọng nhất, từng khiến giới nghiên cứu nghệ thuật trong thế kỷ 20 sửng sốt.
Chân dung tự họa của nghệ sĩ thị giác Valie Export cùng với bao thuốc lá, thực hiện từ năm 1968-1970.
Bức tự họa của Rembrandt Harmenszoon van Rijn, là một họa sĩ và nghệ sĩ khắc bản in nổi tiếng người Hà Lan.
Chân dung tự họa của nghệ sĩ Chuck Close, thực hiện vào năm 1976.
Bức in chân dung tự họa của Edvard Munch, họa sĩ người Na Uy thuộc trường phái tượng trưng, một người làm nghề in đồng thời là một nghệ sĩ tiên phong trong trường phái biểu hiện.
Nhiếp ảnh gia người Australia Helmut nổi tiếng là người chụp hình thời trang và chụp hình khỏa thân mẫu nữ. Trong hình là chân dung của nhiếp ảnh gia với vợ và những người mẫu.
Họa sĩ Lucian Freud với bức chân dung tự họa khắc trên giấy.