Aprilia Santini Manganang (trái) là nam hay nữ?
Chuyện thường ngày ở huyện
Giới tính cũng chỉ là... tương đối
IOC bắt đầu kiểm tra giới tính các VĐV từ năm 1968. Giải pháp ban đầu là yêu cầu các nữ VĐV cởi bỏ đồ lót để xác minh bằng mắt, nhưng sau đó được thay bằng các cuộc thí nghiệm để phát hiện nhiễm sắc thể XX (nữ) hay XY (nam). Giải pháp này không triệt để vì các trường hợp rối loạn giới tính.
Cuộc kiểm tra năm 1985 bất ngờ cho thấy VĐV Maria Jose Martinez-Patino là "đàn ông" (XY), bởi nhiễm sắc thể Y của cô là sản phẩm của một hội chứng di truyền hiếm gặp. Maria mất 3 năm để đấu tranh, đánh mất những năm tháng đỉnh cao phong độ. Tại các kỳ Olympic từ 1972 đến 1984, có 13 "nữ VĐV" đã trượt bài kiểm tra giới tính.
Một nghiên cứu của Peter Sonksen, giáo sư khoa nội tiết Bệnh viện St Thomas ở London cho thấy, 16% tổng số nam VĐV có nồng độ hormone testosterone thấp hơn chuẩn, trong khi 13% tổng số VĐV nữ có hàm lượng testosterone cao hơn chuẩn, tức là đạt ngưỡng đủ để coi là nam giới!
Cuốn sách "Gien thể thao" của kí giả David Epstein chỉ ra rằng, bất cứ một ranh giới nào giữa thành tích của nam với nữ trong thể thao đều chỉ là tương đối. Epstein đồng ý với giải pháp xác định giới tính bằng nồng độ hormone testosterone, nhưng "bởi vì giới tính sinh học không thể rõ ràng như một hệ đếm nhị phân, nên chẳng có gì chắc chắn cả".
Nhà vật lý học Joanna Harper có thể chạy marathon liên tục trong 2 giờ 23 phút như một chàng trai trẻ, nhưng thật ra bà là nữ. Vào năm 2004, trong một thí nghiệm thay đổi giới tính, bà đã tự làm giảm nồng độ testosterone của mình xuống ngưỡng của nam giới. "Thể thao nữ giống như một cuộc chơi của nồng độ testosterone", bà nói. "Không thể có bình đẳng trong các môn thể thao của nữ. Bởi không có giải pháp hoàn hảo xác minh vấn đề này".