1. Cây thanh long có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi, nhưng không chịu được giá lạnh. Cây thanh long rất cần hút các chất dinh dưỡng trung, vi lượng để thúc đẩy năng suất, tăng phẩm chất trái, chống chịu yếu tố bất thuận của thời tiết và sâu bệnh hại.
Nông dân Bình Thuận chăm sóc thanh long. |
+ Canxi (CaO): Rất cần cho cây thanh long sử dụng, canxi vừa là nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, vừa là nguyên tố phòng, chống bệnh, cải thiện độ chua của đất tăng khả năng kháng bệnh ở rễ thanh long.
+ Magiê (MgO): Có tác dụng khử chua và cải tạo đất như canxi, hơn nữa nó là chất thiết yếu tạo nên diệp lục tố của cây, giúp cây trồng tổng hợp protein, magiê rất cần cho sự quang hợp, chuyển hóa dinh dưỡng, giúp cây sinh trưởng mạnh mẽ, xanh tốt, trái to, chống chọi tốt với mùa khô hạn tăng khả năng đề kháng cho cây, chống được bệnh nám mặt lá ở cây.
+ Silíc (SiO2): Giúp cho cây tăng khả năng oxy hoá, làm cứng thành vách tế bào do silic nằm trong thành phần cellulose của thành tế bào, chống lại sâu bệnh hại, đặc biệt là rệp và bệnh thối đầu lá, tăng khả năng quang hợp...
2. Phân bón Văn Điển thích hợp cho cây thanh long:
+ Loại phân ĐYT NPK 16.16.8: Có chứa 16%N, 16%P2O5, 8%K2O, 5% MgO, 10% CaO, 8% SiO2 và các chất vi lượng B, Mn, Zn, Cu...tổng dinh dưỡng trên 63%.
+ Loại phân ĐYT NPK 16.6.16: Có chứa 16%N, 6%P2O5, 16%K2O, 2%S, 5% MgO, 8% CaO, 7% SiO2 và các chất vi lượng B, Mn, Zn, Cu... tổng dinh dưỡng trên 60%.
Ngoài ra còn có sản phẩm phân nung chảy lân Văn Điển, dùng bón lót giúp cải thiện độ chưa của đất (bón thay vôi) điều chỉnh pH đất về ngưỡng thích hợp nhất cho cây thanh long phát triển (lân Văn Điển có pH từ 8 – 8,5) và cung cấp cho cây rất nhiều các chất trung và vi lượng mà các loại phân khác không có như magie, silic, bo, cu, zn, mo… Cây thanh long được bón lân Văn Điển có bộ rễ khoẻ mạnh tạo cơ sở hút các chất dinh dưỡng nuôi thân, nuôi quả. Thanh long là cây ưa đất tơi xốp, thoát nước tốt nhưng nó có bộ rễ ngắn ăn nông. Nếu ta bón loại phân dễ tan thì khi tưới nước, cây không thể hút được gây ra hiện tượng thiếu phân giả tạo. Phân bón Văn Điển không tan trong nước, chỉ tan trong môi trường do rễ cây tiết ra nên hiệu quả sử dụng cao lên đến 97 – 98%.
3. Phương pháp bón phân:
- Ở thời kỳ KTCB:
+ Năm thứ nhất: Dùng 5 – 10kg phân hữu cơ (loại ủ hoai mục) với 0,5 – 1,0kg lân Văn Điển/trụ (bón trước khi trồng và 6 tháng sau khi trồng). Sau trồng 01 tháng bón 100g phân NPK 16.16.8 Văn Điển/trụ. Sau đó định kỳ bón 3 tháng/1 lần, mỗi lần 500 – 600g phân NPK 16.16.8 Văn Điển/trụ, rải phân xung quanh gốc, cách gốc 20 – 40cm, dùng rơm, cỏ khô tủ kín và tưới nước.
+ Năm thứ 2: Bón 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa, bón 15-20kg phân hữu cơ với 1,0 – 1,5kg lân Văn Điển/trụ. Định kỳ bón 3 tháng/lần, bón 600 – 750g phân NPK 16.16.8 Văn Điển/trụ.
- Ở thời kỳ kinh doanh (từ năm thứ 3 trở đi):
Bón 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa, lượng bón 15-20kg phân hữu cơ với 1,0 – 1,5kg lân Văn Điển/trụ. Ngoài bón phân hữu cơ phải bổ sung 2,0 – 2,5kg NPK 16-16-8 Văn Điển/trụ, giúp cho cây mau phân hóa mầm hoa sớm, hoa to. Lượng phân trên được chia ra bón làm 4 lần, cụ thể như sau:
* Lần 1 khoảng tháng 10: Sau khi tiến hành cắt cành tạo tán, bón 15- 20kg phân chuồng hoai với 1,0 – 1,5kg lân Văn Điển/trụ + 500 - 600gram NPK 16.16.8 Văn Điển/trụ.
* Lần 2 khoảng tháng 12: Bón 500 - 600g NPK 16.16.8 Văn Điển/trụ.
* Lần 3 khoảng tháng 2: Bón 500 - 600g NPK 16.16.8 Văn Điển/trụ.
* Lần 4 khoảng tháng 4: Bón 500 - 600g NPK 16.16.8 Văn Điển/trụ.
Giai đoạn nuôi trái, khi cây cho trái ổn định bón 1,8 – 2,4kg phân NPK 16-6-16 Văn Điển/trụ, chia ra làm 4 lần bón, mỗi tháng/lần. Lượng bón cụ thể như sau:
* Lần 5: Sau khi đậu trái 7 – 10 ngày, bón 450 - 600g NPK 16.6.16 Văn Điển/trụ.
* Từ lần thứ 6 đến lần thứ 8, mỗi tháng/lần: Bón 450 - 600g NPK 16.6.16 Văn Điển/trụ.
Chú ý:
Khi bón phân nên đào rãnh cách gốc từ 50-60cm sau đó lấp đất vào gốc, tránh không làm đứt nhiều rễ. Sau khi bón phân nên tưới nước cho phân thấm đều vào đất, cây dễ dàng hấp thu. Cần kết hợp với làm cỏ, dùng rơm rạ mục phủ vào gốc để giữ ẩm cho cây.