10. Đảo Miyake-Jima, Nhật Bản
Nằm nép mình trong một nhóm đảo thuộc quần đảo núi lửa Izu phía Đông Nam Nhật Bản, đảo Miyake-jima thực sự là một nơi nguy hiểm chết người bởi ngọn núi lửa Oyama vẫn đang hoạt động với tần suất vài năm một lần. Hòn đảo nằm trên mảng kiến tạo thường xuyên thay đổi khiến lượng khí lưu huỳnh bị rò rỉ ra từ lòng đất. Tại nơi đây, một vụ phun trào xảy ra năm 1953 đã dẫn đến 31 ca tử vong.
Năm 2000, do mức độ lưu huỳnh trong không khí đạt mức rất cao, người dân đã phải sơ tán. Kinh tế của khu vực này đã phải tạm dừng. Cho đến lần núi lửa phun trào gần đây nhất vào năm 2006, người dân đã được phép quay trở lại đảo sinh sống. Tuy nhiên để tồn tại, họ phải mang mặt nạ phòng khí mọi lúc mọi nơi.
9. Đảo rắn (Ilha da Queimada Grande), São Paulo, Brazil
Địa điểm này chắc chắn sẽ là địa ngục đối với vất cứ du khách nào mang nỗi sợ về loài rắn. Cứ mỗi mét vuông trên đảo lại xuất hiện 5 con rắn không hề nhỏ một chút nào.
Ilha da Queimada Grande chính là quê hương của rắn hổ lục đầu giáo vàng và rắn hổ lục đầu vàng. Rắn hổ lục đầu giáo vàng là loài rắn nguy hiểm nhất vùng Nam Mỹ, 90% các ca tử vong do rắn độc cắn ở Brazil đều do loài rắn này gây ra.
Chính vì vậy phải có giấy phép của Hải quân Brazil du khách mới có thể được ghé thăm vùng đất này.
8. Đảo Gruinard, Scotland
Thuộc phía Bắc của Scotland, đảo Gruinard từng là một thị trấn nhỏ và có dân cư sinh sống. Tuy nhiên vào thời điểm Chiến tranh thế giới thứ hai, chính phủ Anh đã mua lại thị trấn này sử dụng trong việc phát triển và thử nghiệm vũ khí sinh học, đặc biệt là bệnh than.
Năm 1945, chính phủ tuyên bố vùng đất này không còn thích hợp cho con người cũng như động vật sinh sống. Đất bị từ hòn đảo đã bắt đầu ô nhiễm.
Trong những năm 1980, chính phủ Scotland đã cố gắng để khử trùng đảo bằng cách phun tấn nước biển và formaldehyde để diệt vi khuẩn bào tử còn lại. Tuy nhiên cách làm này chỉ thành công trong việc 'làm sạch' đất ở bề mặt phía trên trên đảo. Không ai biết chắc được những gi xảy ra với lượng đất phía dưới. Mặc dù vậy, vùng đất này vẫn được tuyên bố an toàn vào năm 1997.
7. Bjørnøya, đảo Gấu, Nauy
Nằm cách bờ biển phía bắc Bắc Âu khoảng 400 dặm, đảo Gấu nằm ở cực nam của quần đảo Svalbard. Trên hầu hết các bản đồ thám hiểm, hòn đảo này giống như một tiếng nổ ở giữa hư không, vì vậy du khách có thể hiểu rằng vị trí của hòn đảo là vô cùng xa từ bất cứ nơi nào.
Nhìn từ xa khu vực này bao gồm những vách đá cằn cỗi, thiếu mưa vì vậy không có sự tồn tại của con người. Bên cạnh đó, tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô Komsomolets bị đánh chìm phía tây nam của đảo, rò rỉ phóng xạ từ các lò phản ứng khiến đảo bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Tuy nhiên, hòn đảo vẫn được sử dụng như một khu bảo tồn thiên nhiên của các nhà khoa học từ Viện Bắc cực Na Uy. Đảo Gấu chính là ngôi nhà của khoảng 3.000 thành viên.
6.Đảo Bouvet, Nauy
90% diện tích đất tại hòn đảo được bao phủ bởi một dòng sông băng. Băng cũng bao phủ một ngọn núi lửa cách Nam Phi 1.500 dặm từ phía tây nam. Đảo Bouvet trước đây chính là lãnh thổ của Anh xâm lược, năm 1937 được nhượng lại cho Na Uy. Hòn đảo này cách Nam Cực 1.100 dặm về phía nam và Mũi Agulhas ở Nam Phi, hơn 1.400 dặm về phía đông bắc. Điều này nhằm minh chứng cho việc đây là hòn đảo xa xôi nhất thế giới.
Hòn đảo 19 dặm vuông này không bao giờ là nơi thích hợp cho con người sinh sống. Tuy vậy đây lại là địa điểm quan trọng cho các loài chim biển đến để sinh nở và làm tổ.
Với nhiệt độ trung bình là -1 ° C, tốc độ gió mạnh và địa hình khá khắc nghiệt, hòn đảo này chắc chắn không là nơi dành cho bất kì ai ngoại trừ các nhà thám hiểm.
Hòn đảo nằm ở khu vực biệt lập và nguy hiểm, du khách phải có sự đồng ý của chính phủ Na Uy mới có thể ghé thăm được.
5. Đảo Ramree, Myanmar
Tất cả có thể nói về hòn đảo này chính là cá sấu. Nguyên nhân xuất phát từ một sự kiện đã diễn ra tại đây trong chiến tranh thế giới thứ 2.
Vào đêm 19.2.1945, khoảng 1.000 lính Nhật khi rút lui đã lựa chọn đi qua các đầm lầy của Ramree. Tại đây có loài cá sấu nước mặn, được coi là loài bò sát lớn nhất trên hành tinh, đã tấn công họ. Chỉ có 20 người được tìm thấy còn sống sót.
Hòn đảo này cũng là nơi trú ngụ của giống ruồi xanh, muỗi mang mầm sốt rét và bọ cạp.
4. Bắc đảo Sentinel, Ấn Độ Dương
Bắc đảo Sentinel nằm cách đảo Smith 20 dặm về phía tây, và trong khoảng bán kính 45 dặm thuộc vịnh Bengal với cảnh quan rừng rậm vô cùng tươi tốt. Có lẽ hòn đảo này là nơi có nhiều loài chưa được nhìn thấy và cũng khó có thể thấy được ở bất cứ đâu. Đây cũng là nơi không có bất kì một du khách nào dừng chân.
Những người dân bản địa kiên quyết chống lại bất kỳ hình thức liên lạc nào ra thế giới bên ngoài. Họ ném giáo lên những con tàu đi lạc vào vịnh và bắn tên lửa vào máy bay trực thăng đang cố gắng ghi hình hòn đảo.
3. Đảo Enewetak Atoll, Thái Bình Dương
Hòn đảo nhiệt đới hình vòng cung này có vẻ khá xinh đẹp nhưng nó chứa một bí mật chết người. Toàn bộ đảo san hô chính là địa điểm thử nghiệm vũ khí hạt nhân tại mặt đất cho Hoa Kỳ từ năm 1948 đến năm 1968. Một trong những thử nghiệm này là một quả bom hydro gấp 500 lần quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima.
Những lần thử nghiệm đã khiến nơi đây ô nhiễm đất và nước tại hòn đảo san hô.
Năm 1968, người dân bản địa bắt đầu quay lại sinh sống nhưng họ thường xuyên bị sảy thai và các vấn đề sức khỏe khác.
2. Vozrozhdeniya, thuộc lãnh thổ của Kazakhstan và Uzbekistan
Hòn đảo còn có tên gọi khác là đảo Rebirth. Hòn đảo nhỏ này trong biển Aral được sử dụng làm cầu nối giữa Uzbekistan và Kazakhstan.
Năm 1988, chính quyền Liên Xô đã sử dụng thuốc tẩy tưới đẫm lên toàn bộ các phần liên quan đến khuẩn than. Sự việc này dẫn đến việc nguồn nước và đất của hòn đảo bị ô nhiễm. Không có gì ngạc nhiên, khi CNN gọi nơi đây là "một quả bom nổ chậm ở trung tâm của châu Á".
1. Quần đảo Farallon, San Francisco, Mỹ
Quần đảo Farallon nằm ngoài khơi vịnh San Francisco là một nơi trú ẩn động vật hoang dã tự nhiên cho rất nhiều các sinh vật đại dương. Hải cẩu voi, chim thậm chí cá voi, tất cả vui đùa trong làn nước xanh trong tại quần đảo này. Chính vì đời sống thuỷ sinh phong phú cũng thu hút hàng chục con cá mập trắng lớn. Cá mập thường bị các thợ lặn nhầm lẫn với loài hải cẩu, vì vậy lặn không được khuyến khích ở khu vực này.
Các vùng biển xung quanh các hòn đảo hoang sơ này đã được chọn làm bãi rác thải phóng xạ hạt nhân của Mỹ trong những năm 1946 và 1970. Người ta ước tính rằng phóng xạ đã bị rải khắp hòn đảo này trong khoảng thời gian đó.
Những nỗ lực để làm sạch khu vực này đã không thành công cũng như không biết chính xác lượng chất thải đã đổ ra, cộng với vị trí chính xác của nơi đổ chất thải phóng xạ luôn là một bí ẩn lớn.