Ngoài việc bón NPK cần phải kết hợp với phân hữu cơ nhằm giúp đất tơi xốp, tăng hiệu quả phân khoáng, tăng độ phì nhiêu của đất, chống xói mòn. Bón phân hữu cơ còn làm hạ độ chua của đất, giúp cây phát triển tốt, cung cấp dinh dưỡng cho cây lâu dài, tăng khả năng chống sâu bệnh, giúp trái có phẩm chất ngon, tồn trữ được lâu...
Niềm vui được mùa của anh Võ Văn A, Bình Đại, Bến Tre. |
Tùy thuộc vào tình trạng sinh trưởng, tuổi, độ lớn của cây, sản lượng quả hàng năm, độ màu mỡ của đất mà ta có liều lượng bón phân thích hợp cho từng vụ nhãn. Lượng phân bón tăng dần từ 10 - 20 % mỗi năm.
Phân vô cơ:
Phân hữu cơ: Sử dụng dạng phân hữu cơ hoai mục, phân hữu cơ vi sinh. Đối với cây 5 - 6 năm tuổi: 5 - 10kg/cây, 7 năm tuổi trở lên: 10 – 15kg/cây/năm.
Phân NPK chia làm 6 lần bón. Đầu tiên, sau khi thu hoạch bón 50% N + 60% P2O5 + 10% K2O. Đến trước khi xử lý cho cây ra hoa bón 40% P2O5 + 15% K2O Khi cụm hoa dài 5 - 10cm bón 10% N + 15% K2O. Lúc đường kính trái = 0,3 – 0,5cm bón 20% N + 20% K2O. Khi đường kính trái = 1,0cm bón 20% N + 20% K2O. Cuối cùng, trước khi thu hoạch 1 tháng bón 20% K2O.
Riêng phân hữu cơ vi sinh chia làm 3 lần bón. Lần đầu sau khi thu hoạch bón 50% liều lượng. Khi cụm hoa dài 5-10cm bón 25% liều lượng và khi đường kính trái = 0,3 – 0,5cm bón 25% liều lượng.
Khi bón, cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây, sâu 10 - 20cm cho phân vào lấp đất lại tưới nước.
TS Nguyễn Trịnh Nhất Hằng, KS Đoàn Thị Cẩm Hồng - Viện Cây ăn quả Miền Nam