1. Sẵn sàng tha thứ
Bài học tối quan trọng mà bất cứ ai cũng cần học trước khi cưới đó là bài học về sự tha thứ. Sẵn sàng tha thứ không có nghĩa là bạn sẽ bao dung cho mọi lỗi lầm của bạn đời, mà đó là cách để bằng lòng với hôn nhân và tạo cơ hội cho người ấy sửa sai.
2. Chấp nhận thay đổi
Dù bạn sắm vai vợ hay vai chồng thì hôn nhân cũng đòi hỏi mỗi người cần sự thay đổi nhất định. Trước khi cưới, bạn nghĩ mình không tính sinh con ngay, song khi đã kết hôn, có thể bạn sẽ phải thay đổi suy nghĩ này. Đó chỉ là một trong vô vàn ví dụ về sự thay đổi cần thiết sau khi cưới.
3. Kiểm soát cảm xúc
Hãy dạy cho chính mình cách kiểm soát cảm xúc, bởi đó là điều cực kỳ quan trọng với hôn nhân. Đôi khi bạn sẽ phải tự bình tĩnh lại trước khi tranh luận với bạn đời bởi la hét, chửi mắng sẽ chỉ khiến người ấy không muốn lắng nghe. Bạn cũng phải tiết chế lời nói mỗi khi đối tác nóng giận, dẫu cho bạn không hề làm gì sai.
4. Tìm kiếm sự tư vấn
Bạn có những người thân thiết, đáng tin cậy và đầy kinh nghiệm xung quanh mình như bạn bè, cha mẹ, anh chị em... Đó là những người luôn đứng về phía bạn, vì vậy đừng ngại tìm kiếm sự tư vấn từ họ khi bạn gặp phải vấn đề khúc mắc trong gia đình mà bế tắc cách giải quyết. Đó là một lối thoát cho cuộc sống hôn nhân mà bạn nên tận dụng.
5. Cho nhau không giang riêng
Hãy để đối tác của bạn không gian dành cho bạn bè và sở thích riêng. Về phần bạn, bạn cũng làm điều tương tự khi anh ấy đang "đánh lẻ", như thế vừa giữ được sự cân bằng cho hôn nhân, vừa tránh được cảm giác nhàm chán. Hãy luôn tôn trọng bạn bè chàng và đảm bảo các mối quan hệ của bạn cũng nhận được sự tôn trọng như thế. Đó là nền tảng để xây dựng một cuộc hôn nhân lành mạnh.
6. Sống chung với các thói quen xấu
Say rượu, nghiện thuốc, nói dối, nóng nảy... là vô số thói quen xấu
có thể tồn tại ở người bạn đời chung sống với bạn. Điều này hết sức bình thường. Thay vì chán ghét, chỉ trích hay nghĩ đến nó nhiều đến mức tiêu cực, bạn nên nghĩ xem mình có chấp nhận được một người bạn đời như thế hay không từ
trước khi cưới? Và khi đã chấp nhận, bạn nên học cách sống hài hòa với nó. Còn ngay từ đầu đã không thể chấp nhận được, tốt nhất đừng nghĩ đến chuyện kết hôn.
7. "Cho" hết mình
Hôn nhân không phải là mối quan hệ 50/50, nó là mối quan hệ 100/100, nơi cả hai cần trao đi tất cả tình cảm, yêu thương, nỗ lực... của mình. Hôn nhân nghĩa là "cho" vô điều kiện, không tính toán thiệt hơn, không so bì cạnh tranh. Bạn chỉ nên suy nghĩ lại khi tất cả những gì trao đi được đáp lại bằng con số 0 tròn trĩnh.
8. Hôn nhân là cuộc thương lượng giữa mặt trăng và mặt trời
Hãy thử tưởng tưởng một chiếc tủ lạnh và một chiếc lò vi sóng cùng đặt trong căn bếp nhà bạn, chúng được cấu tạo hoàn toàn khác nhau, nguyên tắc hoạt động khác hẳn nhau, song cả hai đều rất cần cho người nội trợ. Vợ chồng bạn cũng vậy, không thể so bì ai quan trọng hơn ai và bản thân bạn sẽ chẳng bao giờ hiểu hết đối tác của mình. Chỉ cần thực sự tin tưởng và suy nghĩ tích cực, bạn sẽ thấy trải nghiệm cuộc sống gia đình nhẹ nhàng hơn nhiều.
9. Vấn đề tiền bạc
Bạn đã từng chi tiêu tiền triệu cho một chiếc áo hàng hiệu, và bạn cho rằng chuyện đó chẳng vấn đề gì so với thu nhập hiện tại. Tuy nhiên, kết hôn rồi mọi chuyện sẽ khác. Chuyện chi tiêu không thể một mình bạn tự quyết hoàn toàn. Phương án tối ưu nhất là vừa công khai, vừa bí mật. Nói khác đi, hai vợ chồng bạn cần công khai tất cả các khoản thu nhập và chi tiêu lớn trong gia đình, song những khoản quá nhỏ thì không nhất thiết phải khai báo quá thành thật.
10. Cẩn thận với hành vi
Bạn biết chồng tương lai mình là người hay ghen, vậy thì bạn phải tập thói quen cẩn thận với mọi hành vi của bản thân ngay từ trước khi cưới. Đặc biệt khi giao tiếp với những đối tượng dễ gây hiểu nhầm, cẩn trọng vẫn là cách tốt nhất. Cũng đừng nghĩ đến chuyện sử dụng các loại tài khoản riêng, bởi khi nó bị bạn đời phát hiện ra, nó sẽ là điều cực tồi tệ với hôn nhân đấy.