Núi Great Burkhan Khaldun, Mông Cổ. Khu vực này nằm trong dãy núi Khentii phía đông bắc Mông Cổ, nổi tiếng với những rừng lá kim và là nơi Thành Cát Tư Hãn được sinh ra và chôn cất. Nơi đây chịu ảnh hưởng của cả Saman giáo và Phật giáo.
Các di sản công nghiệp tại Rjukan – Notodden, Na Uy. Ngoài các di sản công nghiệp, nơi đây còn có cảnh quan tuyệt đẹp gồm các thung lũng, thác nước và núi.
Làng công nghiệp hóa Meiji, Nhật Bản. Đây giống như một đài tưởng niệm về cuộc cách mạng hóa công nghiệp thế kỷ 19-20 ở Nhật. Khu vực này từng sử dụng công nghệ từ châu Mỹ và châu Âu để phát triển công nghiệp sắt thép, công nghiệp đóng tàu và khai thác than.
Cầu Forth, Anh. Cầu Forth là một cây cầu đường sắt được xây dựng vào năm 1882 và được khánh thành vào năm 1890 bởi Hoàng tử xứ Wales. Cây cầu này bắc qua khu vực cửa sông Forth giữa các làng Nam Queensferry và Bắc Queensferry của Anh. Vào thời điểm đó, Forth là cây cầu đơn đúc hẫng dài nhất thế giới. UNESCO đánh giá di sản này là “sáng tạo trong phong cách, vật liệu và quy mô... là cột mốc quan trong trong ngành thiết kế cầu và xây dựng thế kỷ 19”.
Arab-Norman Palermo và những nhà thờ của Cefalú & Monreale của Italy. Arab-Norman Palermo là khu vực có nhiều kiến trúc và tàn tích liên quan đến người Norman ở vương quốc Sicily (1130-1194). Dấu tích sự pha trộn các nền văn hóa trên đảo là minh chứng cho sự cùng tồn tại tốt đẹp của những con người có nguồn gốc và tôn giáo khác nhau.
Nghệ thuật khắc đá vùng Hail, Ả-rập Saudi. Tổ tiên của người Ả-rập ngày nay đã để lại dấu tích của họ trong nhiều bức tranh khắc đá và chữ khắc trên mặt đá.
Sau khi được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2003 với các giá trị ngoại hạng về cảnh quan, địa chất và địa mạo, di tích Phong Nha – Kẻ Bàng nay được UNESCO chấp thuận mở rộng lên tới 123,326 ha và được đánh giá là một trong những khu rừng nguyên sinh sở hữu các loài thực vật, động vật phong phú bậc nhất Đông Nam Á, xếp hạng di sản thế giới mới về tiêu chí đa dạng sinh học.