PGS -TS Nguyễn Bình Minh cho biết: Loại vi khuẩn E.coli đang bùng phát ở châu Âu là 1 trong 6 nhóm E.coli gây bệnh ở người mà các phòng thí nghiệm có thể phân lập và chẩn đoán, có tên viết tắt là SHEC 0104: H4.
Nhóm vi khuẩn này gây ra bệnh tiêu chảy cấp và nguy hiểm hơn các nhóm E.coli khác vì nó không chỉ gây viêm đại tràng chảy máu mà còn kèm hội chứng urê huyết cao, hủy hoại tế bào thận của người bệnh.
Liệu chủng E.coli này đã xuất hiện tại Việt Nam?
Việt Nam nhập khẩu rất ít rau củ quả từ châu Âu. |
- Nhiều loại thực phẩm trên thị trường VN nhiễm khuẩn E.coli, cũng nhiều người bị tiêu chảy vì nhiễm khuẩn E.coli. Chủng E.coli ở VN là chủng E.coli thường, có khả năng gây nhiễm độc, gây tiêu chảy nhưng không nguy hiểm, không gây tử vong cấp tính.
Tuy nhiên, VN chưa có một nghiên cứu chính thức nào về các tuýp E.coli, do đó chưa thể kết luận chính xác có hay không việc xuất hiện chủng E.coli như đang lây lan ở châu Âu. Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay không loại trừ vi khuẩn này sẽ xâm nhập qua khách du lịch vào VN.
Trong môi trường nào thì chủng E.coli có khả năng biến đổi thành dạng cực độc?
PGS-TS Nguyễn Khánh Trạch - Nguyên Chủ tịch Hội Tiêu hoá Việt Nam
- Hiện chưa có một nghiên cứu chính thức nào tại VN về các chủng E.coli nên chúng tôi chưa thể kết luận trong điều kiện môi trường nào thì E.coli có thể biến chủng thành dạng cực độc như dạng E.coli ở châu Âu. Tuy nhiên, nếu có đủ liều vi khuẩn, trong môi trường thuận lợi thì vi khuẩn hoàn toàn có thể biến thể.
Nguy cơ nhiễm độc E.coli là rất lớn, vậy làm cách nào để phát hiện bệnh, thưa bà?
- Khi bị nhiễm độc E.coli thì bệnh nhân sẽ có biểu hiện như: Đau quặn bụng, đi ngoài ra máu, có thể nôn và sốt. Trường hợp bệnh nặng có thể có hội chứng tăng urê huyết, tan huyết, xuất huyết đường ruột gây suy thận cấp và tử vong.
Thường thì bệnh nhân có thời gian ủ bệnh từ 3-8 ngày, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có thông qua xét nghiệm phân mới có thể có kết luận chính xác về việc có hay không tình trạng nhiễm độc E.coli. Trong khi đó, việc xét nghiệm này là không khả quan cho lắm. Do vậy, cách tốt nhất là người dân nên tự phòng bệnh bằng cách đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Để ứng phó với dịch bệnh có thể xảy ra, Viện Vệ sinh dịch tễ đã có chuẩn bị gì?
- Hiện nay, ở VN chưa nhận được mẫu bệnh phẩm tương tự như dịch đang xảy ra ở châu Âu nhưng Viện có đủ năng lực để chẩn đoán các nhóm E.coli gây bệnh bằng phương pháp sinh học phân tử. Viện cũng luôn sẵn sàng cơ số chống dịch về nhân lực, chuẩn bị về môi trường hóa chất sinh phẩm để khi có bệnh nhân hay khi có dịch sẽ có đầy đủ để phát hiện các tác nhân gây dịch, nhất là mùa hè các dịch đường ruột dễ bùng phát.
Xin cảm ơn bà!
Minh Nguyệt (thực hiện)