Dân Việt

Gặp lại những "bà lớn" trong Tây Du Ký 1986

Long Hy (Tổng hợp) 22/08/2015 00:05 GMT+7
Đó là các nữ diễn viên gạo cội trong vai những hoàng hậu, phu nhân hay bồ tát từ bi.

Vương hậu Xa Trì quốc - Triệu Lệ Dung

img

Trong tập 15 - Đấu phép hạ tam quái xuất hiện nhân vật Vương hậu nước Xa Trì do nữ diễn viên Triệu Lệ Dung thể hiện. Đây là nữ diễn viên nổi tiếng của loại hình nghệ thuật Bình kịch (tuồng vùng Hoa Bắc và Đông Bắccủa Trung Quốc.

Triệu Lệ Dung còn được biết đến là vua các tiểu phẩm truyền hình gia đình của đất nước tỷ dân. Bà qua đời năm 2000 vì bệnh ung thư phổi, hưởng thọ 72 tuổi.

Nhạc mẫu Trư Bát Giới – Cao Ngọc Sảnh

img

Bà là nữ diễn viên Kinh kịch nổi tiếng người Bắc Kinh (sinh năm 1927) và từng theo học Trường sân khấu Trung Hoa hệ chính quy từ năm lên 8.

Từ năm 1947, Cao Ngọc Sảnh bắt đầu tham gia biểu diễn các vở Kinh kịch nổi tiếng như Tân Hồ điệp mộng, Cửu Ngưu Y...

img

Ba năm sau bà được điều vào công tác tại Viện Kinh kịch Trung Quốc, góp mặt trong các vở Phượng hoàng nhị kiều, Ký thái lầu, Nhân diện đào hoa, Lữ Bố và Điêu Thuyền... Vở kinh kịch mới đây nhất bà tham gia là Ký đèn đỏ, vai bà Lý. Vai diễn Cao phu nhân, mẹ vợ Trư Bát Giới là nhân vật phim truyền hình duy nhất của nữ nghệ sĩ Cao Ngọc Sảnh.

Vương mẫu nương nương - Vạn Phức Hương

img

Bà là người Giang Tô, diễn viên ca múa của Đoàn ca vũ kịch Không Chính. Vai diễn chị Giang trong vở ca kịch "Giang tỉ" để lại ấn tượng sâu sắc đối với đông đảo người hâm mộ. Khi biết Dương Khiết có ý mời đóng vai Vương Mẫu trong Tây du ký, Vạn Phức Hương đã nhận lời ngay, bởi từ lâu bà đã hy vọng có cơ hội đóng phim.

img

Vai diễn Vương Mẫu nương nương tuy không nhiều đất diễn nhưng Vạn Phức Hương đã cảm thấy rất thích thú và hoàn thành tròn vai.

Năm 1994, Vạn Phức Hương qua đời vì ung thư. Khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn cuối, kinh tế gia đình sa sút, bà được chồng chở đến viện trên chiếc xe đạp cà tàng.

Lê Sơn lão mẫu -  Lý Ân Kỳ

img

Hình ảnh góa phụ khóc chồng trong tập 21 - Rơi nhầm động bàn tơ chính là hóa thân của Bồ tát Bì Lan Bà, dẫn lối cho Tôn Ngộ Không cứu sư phụ và hai huynh đệ.

Nhân vật này do nữ nghệ sĩ lão thành Lý Ân Ký thể hiện. Bà sinh năm 1917 tại Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông. Bà bắt đầu nghiệp diễn từ những năm 30 của thế kỷ 20.

img

Tên tuổi của Lý Ân Kỳ gắn liền với những thế hệ diễn viên lão làng và được khán giả Trung Quốc vô cùng ái mộ thời bấy giờ, như Bạch Dương, Thư Tú Văn, Trương Thụy Phương... Bà ghi dấu ấn ở thể loại kịch nói và điện ảnh, có thể kể đến vai diễn Lâm Nãi Nhàn của bà trong bộ phim Lính gác dưới ánh đền nê-ông, hay vai diễn vợ Cửu trong Mở màn Đông tiến...

Lý Ân Kỳ qua đời ngày 24/2/2013, hưởng thọ 96 tuổi.

Bồ tát Bì Lan Bà  - Dương Kỳ Mẫn

img

Trong tập 21 Tây Du Ký là vai Bì Lan Bà, mẹ của Mão Nhật Tinh Quang do nữ nghệ sĩ gạo cội người Tứ Xuyên là Dương Kỳ Mẫn thủ vai. Sau vai diễn này, Dương Kỳ Mẫn gần như "mất tích" khỏi làng giải trí nên không ai rõ cuộc sống hiện tại của bà.

Lê Sơn lão mẫu - Tôn Phụng Cầm 

img

Trong Tây Du Ký, Lê Sơn lão mẫu cùng 3 vị bồ tát đã hóa thân thành gia đình một mệnh hệ phu nhân có 3 cô con gái xinh đẹp để thử lòng thầy trò Đường Tăng. Trong đó nhân vật Lê Sơn lão mẫu do nữ nghệ sĩ Tôn Phượng Cầm thể hiện. Bà là nghệ sĩ hạng A cấp quốc gia, xuất thân tại Bắc Kinh và là giáo sư Học viện Điện ảnh Bắc Kinh. 

Quan Âm Bồ Tát - Tả Đại Phần

img

Nữ diễn viên nổi tiếng Tả Đại Phân đến từ Viện Tương kịch của tỉnh Hồ Nam. Bà nổi tiếng từ vở Tương kịch mang tên Bài ca Nguyên Đinh.

Trong 6 năm tham gia Tây du ký với vai diễn Quan Âm Bồ tát, Tả Đại Phân nhận được thù lao 57 NDT (tương đương hơn 200.000 VNĐ) cho mỗi tập, trong khi Lục Tiểu Linh Đồng được từ 70 - 80 NDT/tập (250 - 280.000 VNĐ).

img

Tả Đại Phân là người đầu tiên được nhận giải Hoa Mai về biểu diễn kịch của tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Hiện tại Tả Đại Phân là phó giám đốc Hiệp hội văn hóa nghệ thuật tỉnh Hồ Nam kiêm phó giám đốc Hiệp hội sân khấu của tỉnh này.