Thực tế ngành công nghiệp phim đã cho thấy những bộ phim như “Magic Mike XXL” (Vũ điệu trai nhảy XXL) của đạo diễn Steven Soderbergh và “The Full Monty” (Điệu múa thoát y) lấy đề tài trai nhảy được đánh giá cao bao nhiêu thì những bộ phim lấy gái nhảy làm nhân vật trung tâm lại nhận được sự bàng quang bấy nhiêu.
Bộ phim "Magic Mike" ra rạp năm 2012, với dàn diễn viên ngoại hình hấp dẫn gồm Channing Tatum, Alex Pettyfer, Matt Bomer, Joe Manganiello, và Matthew McConaughey, phim nhận được đánh giá tốt và bất ngờ trở thành một cú hit tại các phòng vé toàn cầu với doanh thu lên tới 167 triệu USD, so với mức chi phí sản xuất chỉ là 7 triệu USD.
Trái với các nhân vật nam, bộ phim về đề tài gái nhảy thường bị chê trách.
"Magic Mike XXL" là bộ phim kể về cuộc đời của những “trai nhảy” với thân hình bốc lửa và nóng bỏng. Trai nhảy Mike cùng các bạn của anh trên chuyến hành trình từ thành phố Tampa đến Myrtle Beach để tham dự một buổi tiệc thoát y. Ngoài những vũ điệu tuyệt đẹp, bộ phim còn đem lại những thông điệp quý báu về tình bạn, tình yêu.
Khởi đầu, bộ phim đã tạo được sự chênh lệch đặc biệt so với các bộ phim khác cùng lấy chủ đề vũ công thoát y bởi các chiến lược quảng bá đánh vào thị hiếu phái đẹp. Các khán giả nữ háo hức được xem Channing Tatum, Joe Manganiello và Matt Bomer cởi áo trở thành vũ công thoát y để kiếm tiền trong bộ phim khai thác sâu về nghề vũ nam. Các chi tiết này được nhà sản xuất tiếp thị bài bản từ hình ảnh, poster, trailer.
Có thể thấy lâu này những bộ phim lấy đề tài gái nhảy làm trung tâm thường nhận được đánh giá nhiều chiều về giá trị của nó. Ngay cả vở nhạc kịch “Gypsy” viết về cuộc đời của Nữ hoàng thoát y Gypsy Rose Lee nổi tiếng và có uy tín nhất trên sân khấu âm nhạc của Broadway hồi những năm 1959 cũng vẫn vấp phải những ý kiến chê trách, những cái cau mày phản đối.
“Magic Mike” và “The Full Monty” là hai bộ phim về tài trai nhảy nhận được sự hưởng ứng lớn từ khán giả.
Có một sự hiểu ngầm rằng nghề vũ công thoát y là mối đe dọa khủng khiếp đối với các giá trị sống của tầng lớp trung lưu. Các bộ phim đem đến cho khán giả luồng tư tưởng mới, nhưng họ chỉ xem chúng trong sự an toàn của các rạp chiếu phim và sau đó trở về nhà, hợp lý hóa với cuộc hôn nhân của họ.
Hai bộ phim "Showgirls" (1995) và "Striptease" (1996) lấy đề tài gái nhảy đều bị xem thường bởi các nhà phê bình. Trong phim, cũng như trong xã hội, nghề vũ công thoát y đều bị xem là điều đáng xấu hổ.
“Burlesque” là một trong những bộ phim hiếm hoi lấy đề tài vũ công thoát y nhận được đánh giá tích cực. Hầu hết các bộ phim Hollywood cho rằng những đề tài về nghề vũ công thoát y là hạ thấp phẩm giá, đặc biệt những đề tài về gái nhảy.
“Magic Mike” và “The Full Monty” là những bộ phim đã tạo được hiệu ứng ngược, tạo thành cú “hit”, thu hút đông đảo khán giả đến rạp. Bộ phim “Magic Mike” nhận được phản ứng tốt đến mức các nhà làm phim còn chuẩn bị cho ra phần tiếp theo, và “The Full Monty” là một trong những bộ phim được đánh giá thành công nhất của Anh từng thực hiện.
Những bộ phim lấy ý tưởng lấy trai nhảy làm nhân vật trung tâm vẫn còn khá mới mẻ, đó là lý do tại sao nó được chấp nhận. Nhưng khi nào vẫn còn những nhìn nhận ác cảm từ ngoài xã hội, thì những bộ phim về đề tài vũ công thoát y sẽ vẫn còn bị chỉ trích công khai là một tác phẩm nghệ thuật rác rưởi.