“Hausfrau” một tác phẩm văn học lọt top bán chạy của New York Times đang gây xôn xao dư luận bởi... bìa sách. Hai bìa sách cho thấy sự phân biệt của nhà xuất bản đối với tác phẩm.
Một bìa sách là hình ảnh hoa hồng trang trí phát sáng và nổi bật, phông chữ tiêu đề trình bày gọn gàng, thể hiện được cả sự nữ tính và khát vọng văn chương. Trang bìa còn lại là hình ảnh bộ ngực của một người phụ nữ, với hình ảnh nút áo sơ mi trắng trên cùng kéo căng như để giữ những nhục dục trong tầm kiểm soát.
Bên trái là bìa cứng của tựa sách “Hausfrau” của Jill Alexander Essbaum, được xuất bản vào hồi tháng 3 năm nay. Bên phải là bìa mềm của cuốn sách, sẽ xuất bản vào ngày 4.8.
Penguin Random House - đơn vị xuất bản “Hausfrau” đã sử dụng bìa cứng cho cuốn sách như để cố gắng nói với độc giả rằng đó là một cuốn sách bậc thầy, một cuốn sách có ý nghĩa, là một cuốn sách mà độc giả nên đọc một cách cẩn thận và xem xét cho giải thưởng văn học.
Còn bìa mềm như để nói với độc giả rằng đó là một cuốn sách giải trí không gây đau đầu, thích hợp cho bạn nghiền ngẫm trong khi nhấm nháp vài ly rượu và chờ chồng về.
Song, hình ảnh viền áo có thể khiến người ta liên tưởng đến một cuốn tiểu thuyết khiêu dâm. Các mẫu thiết kế bìa sách có thể cho thấy sự thiên vị và cách phân biệt đối xử về giới tính đối với mỗi cuốn sách.
Chúng ta không nên đánh giá một cuốn sách qua trang bìa của nó, nhưng điều đó đang diễn ra ngầm trong tư tưởng của các độc giả và các nhà xuất bản biết được điều đó. Đó là lý do tại sao các ấn bản tiểu thuyết văn học lớn mỗi năm đều bị ràng buộc trong các trang bìa cứng, bắt mắt, có nghệ thuật thiết kế tỉ mỉ từ các chuyên gia có tay nghề cao. Họ muốn độc giả tin rằng trong cuốn sách đó là những tuyệt tác, và rằng chất lượng bên trong phản ánh bởi chất lượng bên ngoài.
Đó cũng là lý do tại sao các tác phẩm văn học khiêu dâm và tiểu thuyết lãng mạn thường được in với bìa mềm, và hình ảnh những bộ ngực phập phồng hoặc hình ảnh cao gót trên trang bìa. Các nhà xuất bản muốn độc giả nhìn thấy những gì mà họ đang tìm kiếm. Không có gì sai trái khi những hình ảnh gợi dục được đưa lên trang bìa, nhưng có sai lầm nghiêm trọng về tâm lý, và không giữ được nhiều giá trị.
“Hausfrau” nói về Anna Benz, người vợ Mỹ của một người chủ ngân hàng Thụy Điển tên Bruno đã sống ở Thụy Sĩ với chồng trong gần một thập kỷ nhưng vẫn tách biệt khỏi cộng đồng. Cô không có bạn bè thật sự và gần như không thể nói một từ của tiếng địa phương Schwiizerdütsch. Thay vào đó, cô ở nhà và nuôi dạy ba đứa trẻ của mình, Victor, Charles, and Polly với sự giúp đỡ miễn cưỡng từ bà mẹ chồng, Ursula. Cuộc sống của Anna - nếu không muốn nói là nhạt nhẽo - thì vô cùng bình yên. Cho đến khi, Anna tham gia một lớp học tiếng Thụy Sĩ, gặp người bạn cùng lớp Archie và cuốn vào cuộc "làm tình"...
Cuốn tiểu thuyết nhận được nhiều lời tán tụng từ giới báo chí. Thậm chí, tờ Time còn ví nhân vật chính Anna Benz có nội tâm phức tạp như Anne Karenina hay bà Bovary...