Dân Việt

9 điểm chung của những phụ huynh có con thành đạt

Trung Đức (Theo businessinsider) 03/08/2015 00:01 GMT+7
Những người có địa vị xã hội, trình độ học vấn cao thì con thường thành đạt.

Họ dạy con các kỹ năng xã hội

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Pennsylvania và Đại học Duke đã nghiên cứu 700 trẻ ở Mỹ từ độ tuổi mẫu giáo cho đến 25 tuổi và họ đã tìm ra một mối quan hệ rất đặc biệt giữa kỹ năng xã hội và sự thành đạt cả họ.

img

Cuộc nghiên cứu kéo dài 20 năm này chỉ ra rằng, những đứa trẻ có kỹ năng xã hội thành thạo thường tận tâm giúp đỡ người khác. Chúng hiểu cảm giác của mọi người xung quanh hơn so với những đứa trẻ có kỹ năng xã hội bị hạn chế.

Những người có kỹ năng xã hội hạn chế thường dễ phạm tội, hay sử dụng chất kích thích như rượu bia. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, việc giúp đỡ trẻ em phát triển các kỹ năng xã hội là điều quan trọng nhất để chuẩn bị cho chúng một tương lai tốt đẹp.

Kỳ vọng vào con cái

Theo một dữ liệu khảo sát năm 2001 về 6,600 trẻ em ở Mỹ, giáo sư Neal Halfon và đồng nghiệp đã tìm ra rằng, việc kỳ vọng của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến con cái.

Việc cha mẹ luôn định hướng con cái phải học đại học khiến con họ gặp rắc rối. Kết quả của cuộc khảo sát chỉ ra rằng, 57% trẻ em được bố mẹ kỳ vọng phải học đại học thì trượt đại học. Còn 96% trẻ em được bố mẹ giúp đỡ hiểu ra điều gì là đúng đắn thì đỗ đại học.

Công việc của mẹ

Theo nghiên cứu của trường Harvard Business, có rất nhiều ưu điểm cho trẻ nếu như người mẹ không thường xuyên ở nhà, hay làm việc ở ngoài.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, con gái của những gia đình như thế sẽ ở lại trường lâu hơn, hoặc họ sẽ đi kiếm việc làm nhanh hơn so với những người được nuôi dậy ở gia đình có mẹ làm nội trợ

Còn những người con trai có mẹ làm việc ở ngoài thì có xu hướng tự lập và làm việc nhà. Nghiên cứu chỉ ra rằng, họ dành 25 phút cho việc nhà và hơn 1 giờ cho việc chăm sóc em họ.

Sẽ luôn có ảnh hưởng nếu như có sự bất công bằng về giới tính trong việc lao động, chẳng hạn như việc người mẹ ở nhà quá nhiều so với người cha.

Họ có địa vị xã hội

Thật đáng buồn, 1/5 trẻ em ở Mỹ lớn lên trong sự nghèo đói, điều này ảnh hưởng lớn đến tiềm năng của họ.

Theo nghiên cứu ở trường địa học Stanford, khoảng cách phân hóa giàu nghèo ảnh hưởng khoảng 30% - 40% đến trẻ em sinh vào năm 2001, con số này sẽ giảm dần trong tương lai.

Họ có trình độ học vấn

Một nghiên cứu năm 2014 do nhà tâm lý học Sandra Tang ở đại học Michigan tiến hành, đã tìm ra rằng những người mẹ học chỉ hết cấp 3 hay hết đại học sẽ khiến con cái họ làm điều tương tự

Các nhà nghiên cứu khảo sát hơn 14.000 trẻ em mẫu giáo từ năm 1998 đến năm 2007, họ phát hiện ra rẳng những đứa trẻ có người mẹ còn trong lứa tuổi vị thanh niên ít khả năng học hết cấp 3 hay hết đại học so với những người bằng tuổi.

Động lực là một phần của trách nhiệm, một nghiên cứu khác ở đại học Bowling Green Statechỉ ra rằng, họ có thể dự đoán được trình độ học vấn và nghề nghiệp của một đứa trẻ dựa trên trình độ học vấn của ba mẹ chúng.

Họ dạy toán cho con sớm

Một nghiên cứu năm 2007 về 35,000 trẻ em ở Mỹ, Canada, Anh chỉ ra rằng việc phát triển kỹ năng tính toán là một lợi thế lớn.

Việc làm chủ được kỹ năng môn toán không chỉ dự đoán được thành tựu về môn toán mà chúng còn dự đoán được khả năng đọc hiểu của trẻ.

Quan tâm đến con

Kết quả một nghiên cứu năm 2014 về 243 người sinh ra trong một gia đình nghèo khó chỉ ra rằng, những trẻ em nhận được sự quan tâm của cha mẹ trải qua các kì thi tốt hơn người khác, và cách họ đối xử với người khác cũng tốt hơn.

Việc bạn “đầu tư” vào mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái lúc thời thơ ấu có ảnh hưởng rất quan trọng về mặt lâu dài.

Họ ít căng thẳng

Một nghiên cứu gần đây đăng tải trên The Washington Post, thời gian mà các mẹ dành cho con họ có thể nói lên điều gì đó về cách cư xử, hay khả năng của trẻ.

Nếu như người mẹ thường bị căng thẳng do công việc hay gia đình thì điều đó sẽ ảnh hưởng rất tệ đến con họ.

Việc lan truyền cảm giác giống như việc lây bệnh cúm vậy, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu như bạn của bạn vui vẻ, bạn cũng cảm thấy vui, vì thế nếu phụ huynh cảm thấy mệt mỏi hay cáu giận, những cảm giác đó sẽ truyền sang con cái.

Họ đánh giá cao nỗ lực bản thân

Trong nhiều thập kỷ qua, nhà tâm lý học Carol Dweck tại trường đại học Stanford chỉ ra rằng, con cái nghĩ về việc thành công chỉ 1 trong 2 cách.

Một là tư duy cố định hay còn gọi là tư duy bảo thủ, tư duy này sẽ khiến con cái không thay đổi cách nghĩ.  Họ sẽ luôn nghĩ rằng đạt được thành công cần có tài năng, hoặc thông minh hơn người.

Hai là tư duy phát triển, tư duy này sẽ khiến trẻ nghĩ rằng sự thất bại hay trở ngại trong cuộc sống không chứng minh được mình thông minh hay không.

Các phụ huynh này tin vào nỗ lực bản thân, nghĩa là họ dạy con họ cách phát triển tư duy.