Vụ tấn công bằng bom nguyên tử của Mỹ nhắm vào 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật được cho là sự kiện dẫn đến sự chấm dứt của Chiến tranh thế giới thứ 2 ở Thái Bình Dương.
Một máy bay ném bom B-29 của Mỹ đã thả một quả bom uranium, phát nổ ở độ cao cách mặt đất khoảng 600m lúc 8h10 ngày 6.8.1945 xuống thành phố Hiroshima. 3 ngày sau, Mỹ thả tiếp quả bom thứ 2 tàn phá Nagasaki.
Ước tính, ngày đầu tiên sau vụ tấn công có 70.000 người đã thiệt mạng. Tuy nhiên, sau đó, con số này được cho là phải lên tới 140.00 người. Số người thiệt mạng tiếp tục tăng theo cấp số nhân do bị nhiễm độc phóng xạ những ngày, những tuần, những tháng và những năm sau đó.
Ngày hôm nay 6.8, 70 năm sau thảm kịch, người dân trên khắp Nhật Bản đã dành 1 phút mặc niệm, tưởng nhớ các nạn nhân. Hàng nghìn chiếc đèn lồng đã được thả trên sông Motoyasu ở Hiroshima để cầu siêu cho những linh hồn bất hạnh.
Tham dự lễ tưởng niệm chính tại Công viên tưởng niệm Hiroshima, Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu, cho đến nay Nhật Bản là quốc gia duy nhất bị tấn công hạt nhân và nước này mang sứ mệnh thúc đẩy cho việc loại trừ vũ khí hạt nhân. Ông kêu gọi toàn thế giới giải trừ vũ khí hạt nhân.
Nhắc đến nỗi đau của thảm kịch năm 1945, ông Abe nhấn mạnh, vụ tấn công bom nguyên tử không chỉ giết chết hàng chục nghìn người Nhật Bản mà còn mang lại nỗi đau đớn không thể kể xiết cho những người sống sót. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nhật cũng cho hay, Hiroshima của ngày hôm nay đã hồi sinh trở lại.
"Ngày hôm nay, Hiroshima đã hồi sinh và đã trở thành một thành phố văn hóa, thịnh vượng", ông Abe nhấn mạnh. Trong ảnh, người dân Hiroshima thắp hương và nến cầu nguyện cho các nạn nhân thảm kịch năm 1945
Trước đó, các nghi lễ đã được bắt đầu sớm vào ngày thứ Tư (5.8) với đám rước của các nhà sư và người dân, trẻ em nằm "giả chết" tại Atomic Bomb Dome (Mái vòm bom nguyên tử) - gần tâm chấn của vụ nổ chết chóc năm 1945.
Đại sứ Mỹ tại Nhật Caroline Kennedy đã cùng Thủ tướng Abe và Thị trưởng Hiroshima, Kazumi Matusi tham dự buổi lễ tưởng niệm chính thức vào thứ Năm (6.8). Trong ảnh, các học sinh nằm "giả chết" tại Atomic Bomb Dome (Mái vòm bom nguyên tử) - gần tâm chấn của vụ nổ chết chóc năm 1945 để tưởng nhớ những người đã chết.
Khoảng 40.000 người đã tham dự lễ tưởng niệm các nạn nhân tại công viên tưởng niệm Hiroshima gần tâm chấn của thảm kịch năm 1945.
Những nghi lễ được tiến hành trong buổi lễ tưởng niệm bao gồm, cầu siêu cho các nạn nhân, thả chim bồ câu, thả đèn lồng...
Một nhóm nhà sư đi bộ qua Atomic Bomb Dome (Mái vòm bom nguyên tử) - gần tâm chấn của vụ nổ chết chóc năm 1945 để tưởng nhớ những người đã chết.
Người dân địa phương mang đèn lồng tới thả xuống sông Motoyasu ở Hiroshima để cầu siêu cho những linh hồn bất hạnh.
Một phụ nữ cầu nguyện tại Công viên tưởng niệm Hiroshima