Đưa cho vợ quản lý hết tiền bạc là sai lầm
Dù biết trong gia đình, người vợ là tay hòm chìa khóa và nguồn lực tài chính “quy về một môi” mới đủ mạnh” đó đó đưa tiền bạc cho vợ quản lý là không sai nhưng nếu bạn làm được bao nhiêu cứ đưa hết cho vợ lại chính là sai lầm tài chính thường gặp của rất nhiều ông chồng trẻ đấy nhé. Hàng tháng, tiền lương, tiền công tác phí, tiền thưởng,… bạn gom góp hết rồi “nộp đủ” cho vợ, tiếp đó, vợ bạn sẽ “phát” tiền lại cho bạn theo những hạng mục nhất định nào là tiền ăn, tiền xăng xe,… đối với những người vợ hiểu tâm lý và nhu cầu chi tiêu của chồng thì không sao nhưng đã rất nhiều ông chồng lâm vào tình trạng không nói thành lời khi cần chi tiêu những việc nhất định ngoài những “hạng mục” được vợ cho phép và cấp phát tiền đầy đủ thì không biết “xoay” đâu ra, đó là chưa kể cái cảm giác hỏi lấy thêm tiền vợ cũng rất khó chịu. Và thực tế đã có không ít các cặp vợ chồng thường xuyên cãi nhau, mâu thuẫn về vấn đề này rồi đấy.
Chính vì vậy, tốt nhất bạn vẫn nên để vợ quản lý tiền nhưng hai vợ chồng hãy thẳng thắn với nhau về những khoản chi bạn cần phải sử dụng trong tháng, những khoản chi dự phòng cần thiết, riêng tư … vì nhất định ai cũng có những vấn đề “không thể nói nên lời". Với cách này, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn với những khoản chi hàng tháng của mình (tất nhiên là phải trong những giới hạn cho phép), không bao giờ phải khó xử khi rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, đồng thời đây cũng là cách hay ngay từ đầu giúp vợ chồng bạn tạo nên được thói quen thẳng thắn, tôn trọng tự do của đối phương nữa đấy.
Tốt nhất bạn vẫn nên để vợ quản lý tiền nhưng hai vợ chồng hãy thẳng thắn với nhau về những khoản chi bạn cần phải sử dụng trong tháng, những khoản chi dự phòng cần thiết, riêng tư … vì nhất định ai cũng có những vấn đề “không thể nói nên lời” mà.
Gánh vác hết trách nhiệm tài chính trong gia đình
Với vai trò là người đàn ông, là trụ cột trong gia đình, nhiều ông chồng trẻ ngay từ đầu đã muốn gánh vác hết trách nhiệm tài chính của gia đình để vợ mình được thoải mái, không phải suy nghĩ, tất nhiên hầu hết họ đều là những người làm ra tiền, có thu nhập ổn định. Tuy nhiên đây lại là sai lầm tài chính khá cơ bản đấy nhé, cuộc sống của cặp vợ chồng trẻ những ngày đầu còn khá đơn giản nhưng càng về sau lại càng phức tạp với biết bao trách nhiệm, với rất nhiều khoản phải chi tiêu từ chính nhu cầu cuộc sống của gia đình mình, con cái, họ hàng nội ngoại,… nếu bạn cứ phải gánh vác hết trách nhiệm tài chính trong gia đình lâu dần sẽ trở thành gánh nặng, áp lực và bạn rất mệt mỏi, không những thế, đôi khi bạn cảm thấy đơn độc vì không được vợ chia sẻ nữa đấy, đó là chưa kể đến có nhiều cô vợ quá vô tư, không hề suy nghĩ đến việc chồng mình kiếm tiền vất vả thế nào và cứ tiêu xài thoải mái thì chính việc làm, thói quen này lại là nguyên nhân gây rạn nứt hạnh phúc trong gia đình khi hai vợ chồng không có được tiếng nói chung.
Do đó, cho dù bạn là người thành đạt, biết cách kiếm tiền, thậm chí hàng tháng bạn kiếm được rất nhiều tiền nhưng hãy để cả 2 vợ chồng cùng chia sẻ, cùng gánh vác trách nhiệm tài chính trong gia đình, hãy cùng nhau bàn bạc những vấn đề tài chính lớn, hãy cùng nhau phấn đấu cho những mục tiêu tài chính ngắn hạn, dài hạn,… có như thế tình cảm hai vợ chồng bạn mới được vun đắp, gắn kết lâu dài và tránh được những áp lực tâm lý hay những mâu thuẫn nảy sinh không cần thiết nhé.
Nếu bạn không thẳng thắn thỏa thuận với vợ về cách thức quản lý tiền bạc trong gia đình, về những khoản chi cố định, những khoản chi phát sinh hàng tháng, về những khoản nợ sau đám cưới hay thậm chí là những khoản nợ, những số dư trước đám cưới của mỗi người,… thì nhất định không bào giờ vợ chồng bạn có được tiếng nói chung về vấn đề tài chính và những vấn đề khác nữa.
Không thỏa thuận về tài chính với vợ là sai lầm
Có thể bạn không biết nhưng bước vào đời sống hôn nhân vợ chồng, ngay từ những ngày đầu còn chập chững làm quen nếu hai bạn không có sự thẳng thăng, trao đổi rõ ràng với nhau về vấn đề tài chính thì nó sẽ trở thành nguyên nhân gây nên những mâu thuẫn, căng thẳng vợ chồng làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình đấy nhé. Và đây cũng là sai lầm tài chính thường gặp của rất nhiều ông chồng trẻ vì họ sợ điều này làm ảnh hưởng đến hình ảnh của họ lúc yêu, họ sợ những vấn đề tài chính làm giảm bớt sự lãng mạn của hai vợ chồng. Tuy nhiên nếu bạn không thẳng thắn thỏa thuận với vợ về cách thức quản lý tiền bạc trong gia đình, về những khoản chi cố định, những khoản chi phát sinh hàng tháng, về những khoản nợ sau đám cưới hay thậm chí là những khoản nợ, những số dư trước đám cưới của mỗi người,… thì nhất định không bào giờ vợ chồng bạn có được tiếng nói chung về vấn đề tài chính và những vấn đề khác nữa.
Chính vì vậy, ngay từ đầu, bạn hãy chủ động thẳng thắn, trao đổi, thỏa thuận với vợ những vấn đề này đồng thời hai vợ chồng cùng nhau đề ra những mục tiêu tài chính chung để cùng chia sẻ trách nhiệm, cùng cố gắng nhé. Chắc chắn sự hòa hợp, đồng lòng nhất trí về tài chính đóng một vai trò rất quan trọng giúp vợ chồng bạn nuôi dưỡng hạnh phúc lâu bền.
Thu nhập không tương xứng nhưng quá sòng phẳng
“Hai vợ chồng tôi đều là những người rất phóng khoáng và tiêu chí trong chi tiêu của chúng tôi rất rõ ràng: 1 = 1. Thu nhập của chúng tôi khác nhau nhưng vì nguyên tắc đã được định ra từ đầu khó mà phá vỡ. Tôi biết chồng mình có quỹ đen quỹ đỏ nhưng tôi thì lại chẳng có đồng nào để tích luỹ.” Có lẽ người vợ trẻ nói những lời tâm sự trên không biết rằng, nếu cô cứ phải chịu đựng như thế thì sẽ ngày càng thấy mệt mỏi và xa cách chồng. Thực ra cách giải quyết vấn đề rất đơn giản: Mỗi người chỉ nên giữ lại cho mình một chút vốn riêng nho nhỏ, số còn lại hai vợ chồng cùng gom góp chi tiêu. Thỉnh thoảng mua cho mình và bạn đời một chút quà kỷ niệm cũng là một sáng kiến rất thông minh và đó mới chính là sự công bằng của hạnh phúc.