Dân Việt

HN: Đốn xà cừ đường Láng, xây cầu vượt nút Cầu Giấy

Triệu Quang 29/08/2015 15:38 GMT+7
Để phục vụ xây dựng cầu vượt nút Cầu Giấy (thuộc dự án đường vành đai 2, Hà Nội), nhiều cây xà cừ hàng chục năm tuổi trên đường Láng bị đốn hạ.

img

1. Nhịp cuối của đường dẫn xuống cầu vượt nút Cầu Giấy - Bưởi - Láng đang trong giai đoạn hoàn thiện. Tuy nhiên, công trình bị vướng vào hàng xà cừ cổ thụ đầu đường Láng nên phải đốn hạ một số cây.

img

2. Sở Xây dựng Hà Nội đã cấp phép cho Công ty Cây xanh Hà Nội thực hiện việc đốn hạ 3 cây xà cừ ở đầu đường Láng để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công hoàn thiện đường dẫn.

img

3. Trong buổi sáng 29.8, công nhân thực hiện việc cắt tỉa cành lá và đốn hạ những cây xà cừ cổ thụ.

img

4. Theo quan sát, những cây xà cừ cổ thụ bị chặt hạ có đường kính khoảng hơn 1m, cành tán rộng.

img

5. Để thuận tiện cho việc đốn hạ những cây xà cừ to lớn, công nhân thực hiện việc cắt tỉa cành lá trước.

img

6. Mỗi khi cắt tỉa một cành cây lớn, công nhân phải căng dây ngăn dòng phương tiện lưu thông để đảm bảo an toàn.

img

7. Cành lá được tập kết lên dải phân cách giữa đường để không cản trở giao thông.

img

8. Các công nhân dùng cưa máy cắt tỉa cành cây ngắn gọn để dễ dàng cho việc vận chuyển.

img

9. Một công nhân cho biết, toàn bộ số gỗ xà cừ sau khi đốn hạ sẽ được tập kết về khu bãi, vườn ươm của công ty tại Cầu Diễn, sau đó sẽ phân loại, thanh lý theo đúng quy định.

img

10. Cũng theo công nhân này, việc cắt tỉa cành lá sẽ được thực hiện trước, thân cây sẽ đốn hạ sau ngày 2/9.

img

11. Trước đó, cũng trên tuyến đường Láng, Sở Xây dựng cũng cấp phép cho Ban quản lý dự án đường sắt đô thị chặt hạ hơn 30 cây xà cừ cổ thụ để phục vụ xây dựng tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Tuyến đường vành đai 2 đoạn Nhật Tân - Cầu Giấy dài khoảng 6,1km, mặt cắt đường có bề rộng từ 58-64m. Đường được làm theo tiêu chuẩn đường đô thị loại I, mỗi bên hai làn xe cơ giới, một làn xe buýt, hai làn xe hỗn hợp. Vỉa hè mỗi bên rộng 8m và dải phân cách giữa từ 3-9m.

Tổng mức đầu tư của dự án là 304,7 triệu USD (tương đương 4.875 tỷ đồng). Trong đó, vốn vay WB là 155,21 triệu USD, vốn viện trợ từ GEF là 9,8 triệu USD, vốn đối ứng Ngân sách TP Hà Nội là 139,69 triệu USD.

Dự án hoàn thành sẽ kết nối trung tâm Thủ đô đến sân bay Nội Bài, nhằm giảm áp lực giao thông trên tuyến đường Bắc Thăng Long - Nội Bài hiện tại.

Sở Giao thông Hà Nội dự kiến thông xe cầu vượt này cùng với toàn tuyến đường vành đai 2 (đoạn Nhật Tân - Cầu Giấy) trước ngày giải phóng thủ đô (10/10) và đưa vào sử dụng trước Tết cổ truyền Bính Thân 2016.