Dân Việt

Sự nhàm chán, thiếu tính sáng tạo - Tử huyệt của iPhone?

Bạch Dương 07/09/2015 17:36 GMT+7
Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của gã khổng lồ công nghệ Apple không phải là các hãng công nghệ điện tử khác, mà chính là sự “nhàm chán” hay chính là bản chất con người luôn thích sự tươi mới.

Apple là một trong hãng công nghệ thành công nhất thế giới, nó đã mang lại cho chúng ta một thế giới hàng loạt thế hệ iPhone.

Trong quý II năm 2015, Apple chiếm 44,1 % thị phần ở Mỹ, còn điện thoại Android chiếm 51,1% thị trường Mỹ, còn lại một phần nhỏ của thị trường do Microsoft Windows, BlackBerry và Symbian cùng chia sẻ. Trong thực tế, không chỉ ở thị trường Mỹ, mà ở thị trường toàn cầu cũng như vậy, Apple và điện thoại Android được gần như “chia” nửa thế giới.

img

Mặc dù các thế hệ điện thoại iPhone của Apple rất tốt, nhưng nó cũng phải đối mặt với một loạt các mối nguy hiểm. Tại thị trường Mỹ, mối đe dọa lớn nhất đối mặt với nó là: sự nhàm chán.

Mặc dù kể từ khi phát hành iOS 2.x và Lion, Apple là hãng phát hàng phiên bản nâng cấp của cả hai phần mền trên, thậm chi việc miễn phí nâng cấp cũng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người dùng iOS và OSX. Không thể phủ nhận, các phần mềm của Apple luôn đứng top đầu trong các loại phần mềm tích hợp trên điện thoại.

Các thế hệ iPhone đầu tiên được phát hành vào năm 2007, Apple sẽ phát hành chiếc điện thoại thế hệ thứ 11 và 12 (tức điện thoại iPhone 6S và 6S Plus) trong năm nay. Nhìn chung, iPhone của Apple có những đặc điểm dễ nhận biết nhất như: một nút Home thực thể có thể giúp người sử dụng trở về màn hình chính; Apple Logo ở mặt sau thân máy, đó là cách dễ dàng nhận dạng nhất; các ứng dụng quen thuộc và các biểu tượng ứng dụng (từ iPhone 3G, iOS 2.0.1 đời đầu đã có mặt), và kho ứng dụng App Store.

img

Người sử dụng đã quen thuộc với ngoại hình và chức năng IOS, đó là một điều tốt cho Apple, giúp cho người dùng sử dụng dễ dàng hơn các thiết bị mới. Ví dụ, nếu bạn đang sở hữu một chiếc iPhone, và chưa từng sử dụng iPad, nhưng khi bạn cầm chiếc iPad thì bạn sẽ có cảm giác rất quen thuộc với thiết bị này, hoàn toàn biết làm thế nào để sử dụng, không hề quá xa lạ. Trong chừng mực nào đó, Apple Watch cũng tương tự như vậy.

Tất cả các biểu tượng ứng dụng đã được nâng cấp trên thiết bị iOS của Apple cũng không phải ngoại lệ, cơ bản giống biểu tượng ban đầu, ngoại trừ biểu tượng ứng dụng Mail.

Tuy nhiên, sự quen thuộc cũng là một cái giá phải trả. “Táo khuyết” mất rất nhiều công sức để có thể mang lại cho chúng ta một số những điều mới. iOS của Apple quá đỗi quen thuộc, mặc dù rất tốt, nhưng nó sẽ gây ra sự nhàm chán cho người sử dụng. Thậm chí trên Apple Watch, việc xóa và di chuyển các ứng dụng cũng tương tự trên iPhone, iPad. Chính lý do phần mềm và phần cứng của Apple thiếu sự tươi mới, mới mẻ đã vô tình “đẩy” người dùng đến với điện thoại Android.

Android là một hệ điều hành mã nguồn mở, bất kỳ công ty công nghệ nào đều có thể được trực tiếp sử dụng hệ thống Android hoặc hệ thống phát triển dựa trên hệ thống Android. Điều này làm cho mỗi điện thoại Android đều rất độc đáo, rất mới mẻ.

Các điện thoại di động LG hiện nay xét về hiệu suất hoặc doanh số bán hàng đều không phải là đối thủ của iPhone, nhưng nó mang lại cảm giác tươi mới, sáng tạo, đổi mới, đưa ra những gameplay vui nhộn hơn. Apple đã luôn luôn tự hào về sự “đổi mới” của mình, nhưng gần đây, Apple đã bắt đầu bị cho rằng “thiếu sáng tạo”.

Việc theo đuổi sự sáng tạo, đổi mới là bản chất con người. Apple cũng nâng cấp màn hình từ 3,5-inch nâng cấp đến 4 inch, và cuối cùng là nâng cấp lên iPhone 6 Plus 5,5 inch. Điều này phản ánh thị hiếu người tiêu dùng, hiện nay Apple mới thu hút lượng “fan” khổng lồ do thiết kế ngoại hình bắt mắt, hợp thời trang. Nếu như Táo khuyết có thể thay đổi về mặt ứng dụng, tính năng thì sẽ mang lại sự mới mẻ hơn cho người tiêu dùng, tin rằng sức sống của các thế hệ iPhone sẽ càng phát đạt, mà không cần phải lo lắng về các đối thủ cạnh tranh như Samsung, Huawei…