Có niên đại từ cuối thời Vương quốc Cổ đại cho đến đầu Vương quốc Trung cổ (2300-2000 trước Công nguyên), cuốn chiếu thư dài khoảng 2,5m, chứa đầy chữ và hình vẽ đầy màu sắc rất rõ nét.
"Nếu tính tổng thể cả 2 mặt đều có chữ viết, chúng tôi có cuốn chiếu thư dài hơn 5m có đầy đủ văn bản và hình minh họa, làm cho nó trở thành cuốn chiếu thư dài nhất từ Ai Cập cổ đại”, ông Wael Sherbiny, một nhà nghiên cứu hiện công tác ở Bỉ, người thực hiện việc tìm kiếm nói với Discovery News. Người Ai Cập đầu tiên nhận bằng Tiến sĩ Ai Cập học năm 2008 từ Đại học Leuven Vương quốc Bỉ, Sherbiny đặc biệt quan tâm đến văn bản tín ngưỡng tôn giáo Ai Cập cổ đại và đang tích cực chuẩn bị công bố cuốn chiếu thư bằng da độc nhất vô nhị.
Wael Sherbiny đang nghiên cứu về cuốn chiếu thư tại Bảo tàng Ai Cập
Ông đã công bố phát hiện này tại Hội nghị các nhà Ai Cập học được tổ chức ở Florence, Italy.
Không ai biết về nguồn gốc bản thảo. Viện khảo cổ Phương Đông Cộng hòa Pháp ở Cairo đã mua nó từ một nhà buôn đồ cổ bản xứ, có thể sau Thế chiến I. Sau đó, nó được hiến tặng cho bảo tàng Cairo, nơi nó được trải ra ngay trước khi thế chiến II bắt đầu nổ ra.
“Kể từ đó cuốn chiếu thư nằm trong bảo tàng và rồi hoàn toàn rơi vào quên lãng”, ông Sherbiny cho biết.
Về cơ bản một bản di cảo tôn giáo có hơn 4.000 ngàn năm tuổi, ắt hẳn chứa nhiều hình minh họa về các vị thần và năng lực siêu nhiên này có niên đại trước bản vẽ nổi tiếng được tim thấy trong Sách tang ma xuất hiện khoảng năm 1550 trước Công nguyên.
Phép thuật tôn giáo cũng được đề cập trong văn bản cổ. “Những văn bản đó có thể được linh mục dùng giảng đạo”, ông Sherbiny quả quyết.
Được biết giới linh mục thường sử dụng cuốn chiếu thư bằng da để tham khảo giảng giải kinh trong khi cử hành thánh lễ.
Chỉ còn 6 văn bản làm bằng giấy cói còn sót lại từ thời Ai Cập cổ đại và có thể có niên đại gần với cuốn chiếu thư làm bằng da.
Da thuộc được coi là một loại vật liệu rất quý giá trong thời Ai Cập cổ đại. Nó là phương tiện chủ yếu để ghi chép kinh, những sự kiện lịch sử vì nó tiện dụng, linh hoạt và bền hơn so với giấy cói.
Có không ít văn bản quý giá bằng da thuộc như vậy được lưu trữ trong tàng thư các thuộc các ngôi chùa. Theo Discovery, điều kỳ lạ, với khí hậu khô nóng ở Ai Cập, văn bản bằng da thuộc dễ bị hư hại.
Cuốn chiếu thư Cairo cũng không là ngoại lệ. Một phần chữ và hình ảnh đã trở nên rời rạc, tạo thành từng mảnh nhỏ, trông giống như bức tranh lắp ghép, ông Sherbiny đã phải ghép từng mảnh lại với nhau.
Các mảnh vỡ hình thành đoạn văn bản-hình ảnh khổ lớn trong cuốn chiếu thư, có tên gọi khác cuốn sách 2 mặt, nói rõ nghi lễ tôn giáo dành cho việc mai táng người chết.
Phần này được các nhà Ai Cập học quan tâm vì nó xuất hiện trên nắp quan tài an táng người chết ở thời kỳ Vương quốc Trung cổ (2055-1650 trước Công nguyên) từ nghĩa địa Hermopolis ở thượng Ai Cập.
Ông Sherbiny tỏ ra ngạc nghiên khi trao đổi về văn bản cổ với báo chí: “Thật ngạc nhiên, cuốn chiếu thư cung cấp thông tin bằng hình ảnh còn chi tiết hơn những cỗ quan tài Hermopolitan ở cả thể thức văn bản viết tay và vẽ’.
Theo giới học giả, cuốn chiếu thư cho thấy từng phần của nó đã được người ta biết đến trước khi xuất hiện trên các quan tài Hermopolis.
“Nó cho thấy một vài phân đoạn trong cuốn sách có thể không do các nhà thần học Hermopolitan sáng tạo, tuy nhiên chúng đã có lịch sử khá dài để lưu truyền trước chúng được chọn làm hoa văn trang trí trên quan tài”, ông Sherbiny giải thích.
Ông nhấn mạnh cuốn chiếu thư bằng da cũng nổi bật với những bức họa tâm linh đã không được nhìn thấy trên quan tài hoặc bất kỳ di tích cho đến bây giờ.
“Điều đó cho thấy, có một bộ tranh tượng và kinh sách tôn giáo đồ sộ, nhưng thật không may, chúng ra đã không biết đến chúng”, ông Sheriny kết luận.