Dân Việt

Có hay không sự phân biệt chủng tộc trong “Cuốn theo chiều gió”?

Minh Khánh (theo Telegraph) 23/09/2015 16:29 GMT+7
Tác phẩm “Cuốn theo chiều gió” gặp phải nhiều tranh cãi với vấn đề phân biệt chủng tộc, dù đây là một tác phẩm đạt giải Pulitzer và được đông đảo người đọc đón nhận.

Tác phẩm “Cuốn theo chiều gió” (Gone with the wind) là cuốn tiểu thuyết duy nhất của nhà văn Margaret Mitchell, xuất bản lần đầu năm 1936, tác phẩm giúp bà dành giải Pulitzer vào năm 1937 và được đông đảo người đọc trên thế giới chào đón. Cuốn tiểu thuyết cũng được chuyển thể thành phim năm 1937.

img

Nữ diễn viên Vivien Leigh và Hattie Mcdaniel trong bộ phim "Cuốn theo chiều gió".

Khoảng 30 triệu cuốn sách tái bản mới sẽ được tung ra trong tháng 9 này và bán ra trên toàn thế giới. Gần đây, tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ tác phẩm này liên tục bị các nhà phê bình đánh giá là thể hiện tư tưởng “phân biệt chủng tộc”, dấy lên những tranh cãi ở Mỹ về việc cấm sử dụng lá cờ của Liên minh miền Nam. Họ cho rằng lá cờ biểu tượng của Liên minh miền Nam từ thời Nội chiến Mỹ đã tạo ra xung đột sắc tộc trong xã hội Mỹ.

Tác giả Mitchell có liên hệ mật thiết đến câu chuyện của cô. Margaret Mitchell sinh ra và lớn lên ở Atlanta, Georgia, Mỹ, cô sống gắn bó với thành phố và gia đình nhiều thế hệ của mình. Tuổi thơ của bà chịu ảnh hưởng từ những người cựu chiến binh của cuộc Nội chiến Mỹ và từ những người họ hàng bên họ ngoại của mình. Mặc dù bà biến mình như một người kể chuyện trung lập nhưng người đọc vẫn có thể thấy tính cách của bà xuất hiện khá rõ trong truyện.

img

Nữ văn sĩ Margaret Mitchell đang viết tiểu thuyết "Cuốn theo chiều gió" tại nhà của mình ở Atlanta, Georgia.

Nữ văn sĩ Mitchell vẫn thường nói các nhân vật trong “Cuốn theo chiều gió” không dựa trên bất cứ con người thực nào, những nhà nghiên cứu gần đây đã tìm thấy những điểm tương đồng với những người trong cuộc sống của bà, những người mà bà biết hoặc từng nghe nói tới.

Tác phẩm “Cuốn theo chiều gió” bắt đầu với hình ảnh vào năm 1861 trước khi xảy ra cuộc Nội Chiến và chấm dứt vào năm 1871 khi các người Dân Chủ (the Democrats) nắm quyền kiểm soát miền Georgia. Trong những năm chiến tranh này, Miền Nam đã thay đổi hoàn toàn và cuốn tiểu thuyết của Margaret Mitchell đã minh họa sự tranh đấu của người dân Miền Nam trong các nghịch cảnh.

Tác phẩm có mang hàm ý bênh vực các lý tưởng của Phe Miền Nam trong cuộc Nội Chiến, cuốn truyện cũng chứa đựng rất nhiều sự kiện lịch sử, đã mô tả rõ ràng các ngày sụp đổ của thành phố Atlanta vào năm 1864 và sự tàn phá của chiến tranh. Tác phẩm mô tả Scarlett đã vượt qua được các nghịch cảnh bằng sức mạnh của ý muốn. Nàng là một nữ anh hùng, không cần giúp đỡ của người khác, đã trông cậy vào chính mình và sống còn sau trận Nội Chiến.

Tuy tác phẩm “Cuốn theo chiều gió” gặp phải nhiều tranh cãi với vấn đề phân biệt chủng tộc, đặc biệt khi trong nội dung truyện, tác giả Margaret Mitchell để các nhân vật thiện tham gia đảng Klu Klux Klan dấy lên luồng tranh cãi là bà đang cổ vũ nạn phân biệt chủng tộc. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng Margaret Mitchell đang nêu lên thực tế của lịch sử, vào bối cảnh của nhân vật Scarlett O'Hara đang sống ở buổi giao thời với nhiều vấn đề nan giải, sau khi miền Nam thất thủ trong cuộc nội chiến của nước Mỹ.

img

Diễn viên Vivien Leigh và bạn diễn Clark Gable đóng cặp trong phim chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Margaret Mitchell

Tạp chí Time từng cho rằng lý do “Cuốn theo chiều gió” gặp nhiều chỉ trích là vì cuốn sách tái hiện một chuỗi những sự kiện nghiệt ngã cùng sự phân biệt chủng tộc, đặc biệt là việc hình tượng người da đen trong vai trò của người nô lệ và người hầu.

Tuy có nhiều chỉ trích tư tưởng phân biệt chủng tộc trong cuốn tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió” của nữ văn sĩ Mitchell. Người ta cần nhìn nhận vấn đề này trong bối cảnh của nó ở những năm 1930, khi tình trạng phân biệt chủng tộc vẫn phổ biến trong xã hội Mỹ và xem xét những ý nghĩa văn học khác của tác phẩm.