Voltaire (1694 – 1778) là đại văn hào, bình luận gia, nhà thần luận và triết gia người Pháp nổi tiếng. Ông để lại một di sản đồ sộ bao gồm tiểu thuyết, kịch, thơ, luận văn, các công trình nghiên cứu khoa học, sử học và nhiều cuốn sách. Voltaire không ăn bữa trưa và ăn sô cô la, uống đến 40 cốc cà phê một ngày để có năng lượng sáng tác.
Đại văn hào nổi tiếng của Pháp Victor Hugo (1802 – 1885) để lại cho đời nhiều tác phẩm hay, nổi tiếng là hai kiệt tác Những người khốn khổ, Thằng gù nhà thờ Đức Bà. Ông có thói quen đứng viết ở một chiếc bàn nhỏ trước gương vào mỗi buổi sáng. Thậm chí, ông còn cởi cả quần áo đưa cho đầy tớ cất đi để không thể ra ngoài khi chưa viết xong. Tất nhiên là ông không khỏa thân mà choàng một chiếc khăn khi sáng tác.
Lev Tolstoy (1828 – 1910) được biết đến là một trong các tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong lịch sử văn chương thế giới và ông nổi danh nhất với 2 kiệt tác Chiến tranh và hoà bình, Anna Karenina. Thói quen sáng tác của Tolstoy đó là mỗi khi ông làm việc, tất cả các cửa ra vào đều khóa để không bị ai làm phiền.
Honoré de Balzac (1799–1850) là nhà văn hiện thực Pháp nổi tiếng thế kỷ 19 và là bậc thầy của tiểu thuyết văn học hiện thực. Ông là tác giả của đại tiểu thuyết Tấn trò đời với 97 tác phẩm. Balzac có thói quen làm việc nghiêm ngặt: Ông viết gần 14 tiếng và uống tới 50 cốc cà phê mỗi ngày để duy trì sức sáng tạo khủng khiếp.
Charles Dickens (1812 – 1870) là tiểu thuyết gia người Anh nổi tiếng nhất thời đại Victoria và là tác giả hiện thực lớn nhất của Anh trong thế kỷ 19. Mỗi khi sáng tác, ông cần yên tĩnh tuyệt đối để không bị xao nhãng bởi tiếng ồn. Chưa hết, Charles Dickens không thể viết được nếu trên bàn làm việc không có 5 bức tượng động vật bằng đồng, bình hoa màu xanh, lịch để bàn, mực màu xanh và bút lông.
Mark Twain (1835 – 1910) là nhà văn trào phúng bậc nhất của Mỹ thế kỷ 19. Ông nổi tiếng với 2 tác phẩm Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn và Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer. Ông có thói quen làm việc đó là sau khi ăn sáng, ông viết một mạch đến bữa tối mà không ăn trưa và lúc ông đang viết, tất cả các thành viên trong gia đình không ai được quấy rầy.
Ernest Hemingway (1899 – 1961) là nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Mỹ, từng giành được giải Pulitzer và giải Nobel văn học danh giá. Bạn đọc biết đến ông qua những tác phẩm nổi tiếng như Ông già và biển cả, Chuông nguyện hồn ai, Giã từ vũ khí. Hemingway buộc bản thân phải viết 500 từ một ngày và dậy thật sớm để viết để có không gian yên tĩnh và tránh cái nóng.
Alexandre Dumas (1802 – 1870) là nhà văn nổi tiếng người Pháp và nổi tiếng nhất với tác phẩm Ba chàng lính ngự lâm. Ông cũng là nhà văn viết cực kỳ sung mãn với hơn 100 cuốn tiểu thuyết và gần 20 vở kịch. Bí quyết làm việc của Dumas đó là dùng giấy màu để phân biệt các bản thảo. Ông dùng giấy màu xanh cho tiểu thuyết, màu vàng cho thơ và màu hồng cho những thứ khác và trên bàn làm việc của ông lúc nào cũng có đầy đủ các loại giấy này.
John Milton (1608 – 1674) là nhà thơ, nhà bình luận văn học, soạn giả nổi tiếng người Anh. 20 năm cuối đời, ông phải sống trong cảnh mù lòa nhưng đây cũng là thời kỳ mà tài năng của ông nở rộ nhất, để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng như Thiên đường đã mất, Thiên đường trở lại, Areopagitica. Ông thường làm thơ từ lúc 5 giờ sáng, phụ tá của ông sẽ đến vào lúc 7 giờ giúp ông chỉnh sửa chính tả, ghi lại bản thảo và ông duy trì thói quen này trong suốt 20 năm.
Stephen King sinh năm 1947, là bậc thầy về truyện trinh thám, kinh dị của Mỹ và là nhà văn viết sung mãn nhất thế kỷ 20. Ông ép mình phải viết 10 trong một ngày, kể cả những ngày lễ. Stephen làm việc từ 8 giờ sáng đến hơn 1 giờ chiều và dành buổi chiều, buổi tối để đọc sách, xem ti vi, nghỉ ngơi.