Hoa hậu Hoàn vũ và Hoa hậu Thế giới là 2 trong số 4 cuộc thi sắc đẹp lớn nhất thế giới. Giữa 2 cuộc thi này có những điểm giống và khác nhau rất dễ nhận biết.
Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ
Người đứng đầu
Hoa hậu Thế giới được điều hành bởi tổ chức Hoa hậu Thế giới với người đứng đầu là bà Julia Morle. Bà được thừa kế tổ chức này từ chồng. Hoa hậu Hoàn vũ là một cuộc thi hoàn toàn khác, được điều hành bởi tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ do tỷ phú Donald Trump sáng lập ra. Tổ chức này của ông còn sở hữu bản quyền cuộc thi Hoa hậu Mỹ và Hoa hậu tuổi teen Mỹ.
Mới đây Donald Trump đã quyết định bán lại Tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ thế giới công ty marketing và đào tạo tài năng WME/IMG. Giá trị của thương vụ không được tiết lộ nhưng có một điều chắc chắn là nhà tài phiệt Mỹ đã bỏ túi được kha khá sau khi bán “con cưng” của mình.
Julia Morley và Donald Trump
Tuổi đời 2 cuộc thi
Hoa hậu Hoàn vũ được ra đời vào năm 1952 bởi một công ty dệt may Pacific Mills ở Mỹ. Hoa hậu Thế giới có tuổi đời lâu hơn, nó là đứa con tinh thần của ông Eric Morley vào năm 1951. Hơn là một cuộc thi thố sắc đẹp, Morley tổ chức Hoa hậu Thế giới nhằm “lăng xê” mẫu đồ bơi mới và cả địa điểm tổ chức là vũ trường Mecca, nơi ông làm việc.
Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ đầu tiên
Những người chiến thắng đầu tiên
Người đẹp đến từ các nước Bắc Âu là những người chiến thắng đầu tiên của cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ. Thời điểm đó vẻ đẹp châu Âu chiếm ưu thế tại cuộc thi thay vì vẻ đẹp Latinh nóng bỏng như hiện tại.
Armi Kuusela 17 tuổi của Phần Lan (ảnh trái) là Hoa hậu Hoàn vũ năm 1952, trong khi Kiki Håkansson (phải, giữa) từ Thụy Điển đã mang về tổ quốc chiếc vương miện của đầu tiên Hoa hậu Thế giới.
Người đẹp giành Hoa hậu Thế giới có vẻ đẹp đôn hậu trong khi Hoa hậu Hoàn vũ khỏe khoắn, bốc lửa
Nơi ở của người chiến thắng trong nhiệm kỳ
Theo truyền thống, Hoa hậu Hoàn vũ sẽ sống ở thành phố New York, Mỹ trong 1 năm nhiệm kỳ của mình, trong khi Hoa hậu Thế giới sẽ trú tại London, Anh quốc.
Sau khi đăng quang người sẽ ở New York, người sẽ ở London
Những nước giành nhiều vương miện nhất
Hiện tại, với 8 chiếc vương miện, Mỹ là quốc gia có đông mỹ nhân giành ngôi Hoa hậu Hoàn vũ nhất. Trong khi đó, với 6 chiếc vương miện, Venezuela là đất nước có đông Hoa hậu Thế giới nhất.
Mỹ giành 8 vương miện HHHV, Venezuela giành 6 vương miện HHTG
Những khoảnh khắc bứt phá ngoạn mục ở phút chót
Trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 1999, Hoa hậu Guam đã bị loại vì lý do cô mang thai. Vì vậy, trong phần thi ứng xử, ban giám khảo hỏi thí sinh tham gia một câu hỏi khó: "Nếu một Hoa hậu Hoàn vũ có thai, liệu cô ấy có được phép giữ danh hiệu?" Trong khi hầu hết các thí sinh có sắc vóc trội hơn mình đã trả lời lúng túng, Hoa hậu Botswana là Mpule Kwelagobe (ảnh trái), đã hoàn toàn vượt lên nhờ sự thông minh và lòng nhân ái: "Hoa hậu Hoàn vũ không hề kém đẹp với việc “bánh ở trong lò” (ám chỉ có thai). Cô ấy không chỉ nên được giữ vương miện mà còn nên tôn vinh thiên chức nữ tính của mình”. Với câu trả lời này, Mpule đã xuất sắc giành chiến thắng.
Vào năm 2000, Priyanka Chjopra cũng bất ngờ dành được vương miện nhờ câu trả lời khá hay về đức mẹ Teresa. Tuy nhiên cô mắc một lỗi đó là vinh danh mẹ Teresa như “người phụ nữ đương đại thành công nhất” trong khi bà qua đời năm 1997.
Mpule Kwelagobe và Priyanka Chjopra
Những năm thi đầu tiên
Trong lần đầu tiên tổ chức, Hoa hậu Thế giới thu hút 26 thí sinh và Hoa hậu Hoàn vũ đông hơn 1 chút với 30 thí sinh, chủ yếu đến từ châu Âu và Mỹ.
Sự khác biệt trong thể thức, điều kiện dự thi
Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới hướng tới sự nhanh, gọn, hiệu quả. Các thí sinh khoe sắc trong các phần thi áo dạ hội, đồ bơi và ứng xử. Hoa hậu Thế giới tuân thủ đúng truyền thống với kèm thêm nhiều phần thi khác như thể thao, tài năng, người đẹp bãi biển, người mẫu, người đẹp nhân ái..
Phần thi bikini là một trong những phần hấp dẫn nhất của Hoa hậu Hoàn vũ trong khi cuộc thi Hoa hậu Thế giới vừa bỏ thi bikini.
Những gương mặt hoa hậu thành công nhất
Hoa hậu thành công nhất không chỉ đẹp mà còn thành đạt và giành được nhiều thành tựu trong cuộc sống.
Hoa hậu Hoàn vũ 1981, Irene Sáez (trái) là một nhà chính trị xuất thân từ nữ hoàng sắc đẹp. Cô từng chạy đua trong cuộc bầu cử tổng thống tại Venezuela vào năm 1998.
Aishwarya Rai, Hoa hậu Thế giới 1994 (phải), đã trở thành một nữ diễn viên thành công bậc nhất Bollywood và từng là đại sứ của Liên Hiệp Quốc. Trong năm 2014, cô cũng nhận giải thưởng nhờ những đóng góp xuất sắc cho chương trình “Đẹp có mục đích” của tổ chức Hoa hậu Thế giới. Mỹ nhân Ấn Độ được vinh danh là “Hoa hậu Thế giới thành công nhất”.
Irene Sáez và Aishwarya Rai
“Vương miện kép”
Đã có 5 trường hợp mà một quốc gia giành được đồng thời vương miện Hoa hậu Hoàn vũ và danh hiệu Hoa hậu Thế giới.
Chiến thắng kép lần đầu tiên của ứng viên tới từ Pháp vào năm 1953 và sau đó là Úc vào năm 1972. Năm 1981, đến lượt Venezuela khi Irene Saez (trên cùng bên trái) được đặt tên là Hoa hậu Hoàn vũ cùng năm đó cô gái đồng hương hương Pilin León (trên bên phải) đoạt ngôi Hoa hậu Thế giới. Một quốc gia khác là Ấn Độ, vào năm 1994, Sushmita Sen (dưới cùng bên trái) giành ngôi Hoa hậu Hoàn vũ trong khi người đồng đồng hương Aishwarya Rai được trao vương miện Hoa hậu Thế giới. Năm 2000, Ấn Độ cũng giành 2 chiếc vương miện ở 2 cuộc thi sắc đẹp lớn nhất này.
Những gương mặt đem về chiến thắng đúp cho đất nước