Ngày nay, do quá trình đô thị hóa, diện tích trồng lúa ở Mễ Trì không còn nữa, nhưng làng cốm Mễ Trì thì vẫn còn. Hằng năm, “cứ từ khoảng rằm tháng Bảy đến hết tháng Chín (âm lịch), người làng cốm lại về các vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc… để chọn lúa tám xoan, nếp cái hoa vàng sữa về để làm cốm.
Dưới đây là những hình ảnh tại Ngày hội làng cốm Mễ Trì do PV Dân Việt ghi lại.
Nhạc trống, mở màn cho Ngày hội văn hóa làng cốm Mễ Trì.
Quang cảnh buổi lễ “Ngày văn hóa làng cốm Mễ Trì” trang trọng, với sự tham dự của các lãnh đạo quận, các cụ cao niên…
Hai cụ ôn lại những kỷ niệm xưa trong “Ngày hội văn hóa làng cốm Mễ Trì”.
Từ sáng sớm tinh mơ, các hộ làm cốm đã bài cốm ra sạp để bán cho du khách thập phương.
Cụ Nguyễn Thị Hải (ngoài cùng bên phải ảnh), một trong những nghệ nhân của làng cốm Mễ Trì cho biết, để có cốm ngon, nhất thiết phải có lúa nếp cái hoa vàng, tám xoan sữa. Cốm sữa thường có màu xanh nhạt, còn cốm lúa già thường có màu ngả trắng.
Cốm là sự tinh túy, được mệnh danh là “Ngọc của ngọc thực” mà trời đất ban cho con người.
Trung bình mỗi sào lúa chỉ làm được 20 – 25kg cốm, vì thế cốm cũng có giá thành khá cao từ 150.000 – 250.000 đồng/kg tùy từng loại.
Những bông lúa sữa, được đưa về để tế, lễ thần tại Đình làng Mễ Trì, là những bông lúa căng mọng sữa, thơm ngậy.
Không chỉ có cốm, trong “Ngày hội văn hóa làng cốm Mễ Trì” còn có các món như xôi cốm.
Tái hiện đĩa cốm xưa, khi dâng lên thần linh, thần hoàng làng tại Đình làng Mễ Trì.