Trong một bài báo được công bố trên tạp chí Nature Scientific Report, các nhà nghiên cứu từ Đại học Tokyo và Viện nghiên cứu phóng xạ synchrotron của Nhật Bản đã mô tả một vật liệu mới bền bỉ hơn, nhẹ hơn và mỏng hơn so với truyền thống - thủy tinh silica.
Màn hình siêu mỏng, siêu bền sắp có trên smartphone
Về căn bản, loại thủy tinh này được tạo nên từ một loại nhôm: các nhà khoa học nghiền bột nhôm oxit – 1 loại nhôm được sử dụng trong chất dẻo và kem chống nắng; sơn; phẩm màu và kết hợp với bột tantali oxide. Qua quá trình aerodynamic levitation technique (tạm dịch là "kỹ thuật bay hơi khí động học"), nhóm nghiên cứu đã đưa nhiệt vào các mẫu thử, cho chúng tiếp xúc với khí oxy và "bay hơi" bằng laser carbon dioxide. Kết quả là sự xuất hiện của một loại thủy tinh siêu cứng.
Trước đó, nào năm 2000, vật liệu thủy tinh Alumina cũng được tạo ra dựa trên nguyên lý này. Chúng được công bố trên Tạp chí của Viện nghiên cứu Kim loại và Vật liệu Nhật Bản nhưng đã không đi đến thành công. “Chìa khóa” của nhóm các nhà khoa học tại Đại học Tokyo là việc sử dụng của cả hai yếu tố: ổn định và "bay hơi".
Phó giáo sư Atsunobu Masuna của Đại học Tokyo, đồng tác giả của bài báo cũng cho hay: "Chúng tôi sẽ tiến tới sản xuất hàng loạt các vật liệu mới trong thời gian ngắn. Trong vòng 5 năm tới, các kỹ thuật này sẽ được "thương mại hóa". Nếu được ứng dụng trong thực tiễn, loại thủy tinh này sẽ đem đến không ít tiện ích nhờ tính sáng, mỏng và khó vỡ hơn thủy tinh thông thường.