Tọa lạc tại số 161/35/20 đường Lạc Long Quân (phường 3, quận 11, TPHCM), chùa Giác Viên (còn gọi là chùa Hố Đất) đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1993.
Chùa Giác Viên gắn với quá trình hình thành và phát triển Sài Gòn, được thành lập từ một am thờ Quan âm vào thế kỷ 17. Với lịch sử hơn 200 năm tuổi, chùa đã nhiều lần được trùng tu lớn vào những năm 1899, 1908 và gần đây nhất là lần tôn tạo công trình Tây lang năm 1991.
Năm 1993, chùa Giác Viên được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Kiến trúc chùa Giác Viên gồm hai nếp nhà tứ trụ ghép liền nhau. Nếp nhà trước làm chánh điện, thờ Chư Tổ; nếp nhà sau làm giảng đường, phòng khách. Hai bên hông có hai dãy Đông lang và Tây lang nối vào nhà chính.
Chùa có 153 pho tượng lớn nhỏ (đa số bằng gỗ), 57 bao lam (cửa võng) và 60 phù điêu mang nhiều đặc trưng về tín ngưỡng, tôn giáo, chứa đựng những giá trị văn hóa, nghệ thuật Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19.
Nét đặc biệt nhất trong kiến trúc chùa Giác Viên là bộ sườn gỗ với nghệ thuật chạm trổ tinh vi, sắc sảo, tiêu biểu cho kiến trúc cổ truyền tại miền Nam.
Do ngôi chùa bị xuống cấp nghiêm trọng nên mới đây UBND TP.HCM đã duyệt dự án trùng tu, tôn tạo chùa với kinh phí hơn 51 tỷ đồng.
Theo đó, dự án sẽ tôn tạo một số hạng mục công trình nhằm tăng cường khả năng sử dụng và phát huy giá trị di tích nhưng không làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái. Đồng thời, phục dựng lại một số hạng mục bị sụp đổ để tạo công trình mới theo nguyên mẫu về chất liệu, hình thức và kỹ thuật.
Ngoài ra, dự án cũng gia cố một số kết cấu nhằm tăng sự bền vững và ổn định của di tích; bảo tồn di tích đã xuống cấp, giữ được nét cổ kính mang phong cách dân gian với nghệ thuật trang trí, chạm khắc gỗ cực kỳ tinh xảo, đồng thời tạo ra điểm tham quan du lịch mới của TPHCM.
Chùa Giác Viên là ngôi chùa có giá trị văn hóa nghệ thuật tiêu biểu của nước ta. Chùa còn có tên là chùa Hố Đất. Đây là một ngôi cổ tự; nằm tại số 161/85/20 đường Lạc Long Quân, phường 3, quận 11, TP.HCM. Năm 1993, chùa được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Với lịch sử hơn 200 năm tuổi, chùa đã qua nhiều lần trùng tu lớn vào những năm 1899, 1908 và gần đây nhất là năm 1991.
Chùa được đánh giá cao giá trị kiến trúc nghệ thuật và điêu khắc. Đây là một công trình quý hiếm, tiêu biểu cho nền nghệ thuật chạm khắc gỗ.
Chùa có 153 pho tượng lớn nhỏ (đa số bằng gỗ), 57 bao lam (cửa võng) và 60 phù điêu mang nhiều đặc trưng về tín ngưỡng, tôn giáo, chứa đựng những giá trị văn hóa, nghệ thuật Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19
Chùa Giác Viên có đường nét cổ kính, mang phong cách dân gian thể hiện ở kết cấu kiến trúc, sườn mái, nghệ thuật trang trí, điêu khắc...
Hàng trăm trụ cột trong chùa.
Trên mỗi thanh đà đều được chạm khắc hình đầu rồng.
Khuôn viên phía sau chùa.
Do ngôi chùa bị xuống cấp nghiêm trọng nên mới đây, UBND TP HCM đã duyệt dự án trùng tu, tôn tạo chùa Giác Viên với kinh phí hơn 51 tỷ đồng