Sau khi hôn nhân đổ vỡ, nhà văn Joanna Walsh nhận được công việc là một nhà phê bình khách sạn. Nữ nhà văn ở tại khách sạn nhiều tuần liền, và xem đó như một lối thoát khỏi cuộc hôn nhân ngột ngạt của mình ở nhà.
Trong cuốn sách mới của mình, Joanna Walsh đã đề cập đến những truyền thuyết xung quanh khách sạn - những tòa nhà bí ẩn nhất thời đại. Theo như nữ nhà văn Walsh giải thích, khách sạn "đã từng là một từ dùng để chỉ nhà (home), nhưng theo thời gian, khái niệm này đã thay đổi theo một hướng khác”.
Bộ phim “The Grand Budapest Hotel” của Wes Anderson được lấy cảm hứng từ tác phẩm của nhà văn Stefan Zweig.
Trong tiếng Anh, từ “hotel” (khách sạn) từng được hiểu là từ để chỉ nơi cư trú của một nhà quý tộc, một tòa thị chính hoặc một tòa nhà hoành tráng. Khách sạn gợi đến sự hùng vĩ ngay từ khi từ ngữ này được sử dụng lần đầu tiên cho đến ngày nay, nó biểu thị cho một nhà khách chất lượng cao, vượt xa cả một quán rượu, nhà trọ hoặc nhà nghỉ công cộng.
Trong khi từ “home” (nhà) đại diện cho truyền thống, từ “hotel” (khách sạn) là chuẩn mực cho tính chất hiện đại, là phương tiện hoàn hảo để loại bỏ các định kiến tầng lớp, chủng tộc, và các rào cản giới tính. Do đó, khách sạn luôn là chủ đề được ưa thích và thường được đề cập đến bởi những nhà quan sát có đôi mắt sắc bén nhất: Là các nhà văn và các nhà làm phim.
Khách sạn cung cấp cho khách một nơi để ẩn mình.
Năm 1929, nhà văn người Anh Arnold Bennett đã viết trong nhật ký của mình: "Khách sạn lớn hạng sang là một tổ chức rất quy mô, theo ý kiến của tôi, đó là một chủ đề độc đáo nhất cho một cuốn tiểu thuyết; nó được nhồi nhét cùng với nhiều dạng bản chất con người cực kỳ khác nhau”.
Nhà văn Arnold Bennett đã sử dụng khách sạn làm chủ đề chính trong cuốn tiểu thuyết “The Grand Babylon Hotel” xuất bản năm 1902, và một lần nữa trong “Imperial Palace” (xuất bản năm 1930), một cuốn tiểu thuyết được xuất bản trước bộ phim đoạt giải Oscar “Grand Hotel” của đạo diễn Edmund Goulding khoảng hai năm. Bộ phim sử dụng khách sạn như một cách để khám phá những câu chuyện của nhiều nhân vật có liên quan với nhau. Khách sạn trong câu chuyện hư cấu của nhà văn Arnold Bennett được xây dựng dựa trên hình tượng khách sạn Savoy, ngày nay vẫn là một trong những khách sạn cao cấp nhất.
Nhà biên kịch Sofia Coppola lột tả sự cô đơn của việc sống trong khách sạn qua bộ phim “Lost in Translation” (2003), do ngôi sao Bill Murray thủ vai chính.
Giống như những không gian chuyển tiếp, khách sạn là bao gồm cả khung cảnh thực tế và tâm lý. Một kỳ nghỉ tại khách sạn có nghĩa là một sự thư giãn từ công việc hàng ngày và là một sự giải thoát khỏi thực tế cuộc sống.
Ví dụ như trong cuốn tiểu thuyết “The Post Office Girl” của nhà văn Stefan Zweig, nó đề cập đến câu chuyện của một giám đốc sở bưu điện trẻ được thoát khỏi cuộc sống bình thường tẻ nhạt đến với khu nghỉ mát xa xỉ tại dãy núi Alps của Thụy Sĩ. Khách sạn ở đây khiến cô thấy mình như đang được sống trong một không gian rất thực tế, nhưng nó cũng giống như bối cảnh một câu chuyện cổ tích mà không thể kéo dài, khi kết thúc hành trình, cô phải trở lại với cuộc sống, công việc thường nhật.
Khách sạn giống như là một nơi để mọi người ẩn mình. Trong bộ phim “The Grand Budapest Hotel” của Wes Anderson, nhân vật Madame D đã có thể khắc phục cảm giác sợ hãi của mình khi đến khách sạn. Và trong bộ phim ngắn “Hotel Chevalier” của Anderson, nhân vật cũng tìm một nơi để ẩn mình.
Một kỳ nghỉ ngắn tại khách sạn được xem như cách giải tỏa khỏi những khó khăn của cuộc sống.
Có một thực tế không thể tránh khỏi, đó là khách sạn đã kết hợp với du lịch và được xem như một cái nồi nóng chảy của đa văn hóa. Như nhà văn người Áo Joseph Roth tuyên bố, các công dân của khách sạn là "trẻ em của thế giới". "Các châu lục và các vùng biển, hải đảo, bán đảo và các Kitô hữu, người Do Thái, Phật giáo, Hồi giáo và thậm chí cả những người vô thần đều có mặt trong khách sạn", Joseph Roth viết.
Mọi người có thể sống trong khách sạn, nhưng về cơ bản khách sạn không bao giờ là nhà. Các nhà văn, các nghệ sĩ và nhạc sĩ từ lâu đã nhìn nhận khách sạn như không gian lý tưởng để họ làm việc của mình mà không mất tập trung.
Khách sạn là nơi để được nhìn thấy và không được nhìn thấy, không chỉ về mặt kiến trúc mà nhìn ở một thế giới mở rộng, là nơi sinh sống của các khách hàng và nhân viên. Đó là nơi diễn ra những câu chuyện đằng sau hậu trường, phơi bày những khía cạnh của cuộc sống.