Một chương trình bảo hiểm được 1 doanh nghiệp chào bán với VPF. Theo đó có 3 gói 1, 2 và 3 tương ưng với số tiền tối đa được thanh toán cho 1 cầu thủ khi gặp tai nạn khi thi đấu là 200, 300 và 500 triệu đồng. Với tai nạn trong quá trình tập luyện, mức tối đa được chi trả là 50 triệu đồng.
Sẽ không còn những án đề bù vô lý như trường hợp của Quế Ngọc Hải và Anh Khoa?
Tuy nhiên, quyền lợi bảo hiểm này dường như chưa thuyết phục được VPF, bởi họ mong muốn một mức chi trả cao hơn. Đề xuất ở mức 300, 400 và 600 triệu cho các gói cụ thể. Và theo tiết lộ của VPF, một công ty bảo hiểm khác cũng đã sẵn sang ký với họ bản hợp đồng có quyền lợi bảo hiểm như vậy.
Nhưng bên cạnh các gói bảo hiểm cố định cung cấp cho VPF, các công ty bảo hiểm cũng đồng thời cung cấp những gói bảo hiểm với yêu cầu riêng của từng cầu thủ, như bảo hiểm theo trận, theo tuần hay gói có quyền lợi chi trả cao hơn. Tuy nhiên, số tiền chênh lệch sẽ do CLB và cầu thủ tự thoả thuận đóng thêm.
Nếu hợp đồng VPF mua bảo hiểm và các công ty cung cấp dịch vụ được hoàn tất, đây có thể xem là một bước tiến mạnh mẽ của V.League, khi các CLB và đặc biệt là cầu thủ đều được hưởng lợi lớn. Mức chi trả tối thiểu vào khoảng 200 triệu cũng sẽ giúp ích các cầu thủ đáng kể trong khi gặp những chấn thương nặng.
Tại các nền bóng đá phát triển, quy định việc CLB mua bảo hiểm thân thể cho cầu thủ, cũng như việc cầu thủ tự mua bảo hiểm cho đôi chân mình không còn là chuyện lạ. Real Madrid đã mua gói bảo hiểm trị giá 103 triệu euro bảo hiểm đôi chân cho siêu sao Cristiano Ronaldo, hay cựu cầu thủ David Beckham cũng dùng gói bảo hiểm có mức chi trả đến 70 triệu euro khi còn thi đấu….
Tất nhiên, mọi sự so sánh đều là khập khiễng, nhưng việc các cầu thủ được mua bảo hiểm là một bước phát triển mạnh mẽ của V.League. Chắc chắn VPF sẽ là những người vui nhất, khi họ không mất tiền, nhưng vừa có tiếng lại vừa có miếng.