Cất giữ tiền lẻ
Những đồng tiền lẻ thường không được nhiều người để tâm, thậm chí còn thẳng tay "ném" vào những hòm quyên góp nhỏ tại các cửa hàng mua sắm.
Tuy nhiên, hãy tập thói quen thu thập những đồng tiền này và thay vì các hòm quyên góp tại các cửa hàng lớn, bạn có thể đem về rồi "quẳng" vào các thùng tiết kiệm cá nhân của mình. Sau một thời gian, nhiều người sẽ phải ngạc nhiên với gia tài mà mình đã tiết kiệm.
Cần và muốn
Theo kinh tế học, "Cần" và "Muốn" là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Những gì bạn cần là hữu hạn trong khi những gì bạn muốn có thể đến vô hạn, chính vì thế, một trong những nguyên tắc tiết kiệm, đó là "Mua những gì bạn cần, không mua những gì bạn muốn".
Các khoản tiền kiếm được hàng tháng dần dần trở nên ổn định và người ta sẽ quen dần với các việc điều hòa cuộc sống với lương thưởng.
Tiêu tiền tiết kiệm chứ không tiêu tiền lương
Thói quen tiêu tiền luôn khiến nhiều người "nhẵn túi" trước khi kịp nhận ra. Một nguyên tắc mà mọi người cần nhớ đó là tiết kiệm trước khi chi tiêu. Sau khi đã tiết kiệm được một khoản tiền thì mới đến lúc đầu tư hoặc tiêu đi khoản tiền đó.
Sử dụng một chiếc ví nhiều ngăn để tiết kiệm tiền
Một chiếc ví có ngăn kéo khóa nên là sự lựa chọn hàng đầu cho những người muốn tiết kiệm tiền. Hãy để tiền chủ yếu trong ngăn kéo khóa và tiền lẻ, tiền định mức được tiêu ở ngăn ngoài.
Biến nhà bạn thành phòng tập thể dục
Tất cả những gì bạn cần là một đôi giày chạy. Đi bộ và chạy là miễn phí và bạn có thể làm theo những hướng dẫn tập luyện trên mạng. Thêm vào một cặp tạ, một bộ dây nhảy và thảm tập là bạn có thể làm săn chắc cơ thể và săn chắc luôn tài khoản của mình.
Mang theo tiền có mệnh giá nhỏ
Đã bao giờ bạn có cảm giác muốn tiêu tiền và không thể cưỡng lại được một món đồ nào đó mà thực tế nó không hề cần thiết? Đó là lý do để luôn mang theo tiền có mệnh giá nhỏ, vừa đủ ra đường với những nhu cầu cơ bản. Đừng bao giờ mang tất cả những gì mình có ra đường để rồi trở về với một chiếc ví "xẹp lép".
Hãy tập thói quen thu thập những đồng tiền lẻ đem về rồi "quẳng" vào các thùng tiết kiệm cá nhân của mình.
Tăng thu
Mỗi khoản tiền tiết kiệm đều trích ra một phần lãi suất trực tiếp từ tài khoản của bạn. Rất nhiều ngân hàng hiện nay cung cấp tài khoản tiết kiệm lãi suất cao trong đó bạn không thể rút ra trong một thời gian nhất định. Bên cạnh đó, những thiệt thòi bạn có được khi rút tiền sẽ giúp bạn nghĩ lại trước khi tiêu pha quá lố.
Ngừng đăng ký
Bỏ qua đăng ký địa chỉ email của bạn từ những lời mời hấp dẫn của các thương hiệu, cửa hàng hay shop thời trang mà bạn thấy khó cưỡng. Thường xuyên bị tấn công bởi những lời đề nghị hấp dẫn có thể làm lụi dần ý chí của bạn.
Từ bỏ một số thói quen không tốt
Đàn ông là "chúa" lãng phí tiền của vào những thú vui vô bổ. Đánh bạc, hút thuốc, rượu bia, chè chén hay cá độ bóng đá ... nếu được từ bỏ sẽ tiết kiệm cho gia đình những khoản tiền không hề nhỏ.
Tiết kiệm một nửa tiền lương được tăng
Nhiều người nghĩ rằng, gửi tiết kiệm tất cả số tiền lương và thưởng sẽ giúp bạn nhanh có được một khoản tiền lớn. Tuy nhiên, điều này dẫn đến sự tằn tiện ở hiện tại (đã gửi hết tiền) và sự tiêu pha lãng phí ở tương lai (do có tiền quá lớn). Chính vì thế, hãy chia đôi hai nhu cầu đó. Tiết kiệm một nữa và chi tiêu một nửa. Sau đó, bạn có thể vừa sống thoải mái cũng như vừa tránh được sự lãng phí trong chi tiêu.
Dần xây dựng thói quen tiêu tiền hiệu quả
Các khoản tiền kiếm được hàng tháng dần dần trở nên ổn định và người ta sẽ quen dần với các việc điều hòa cuộc sống với lương thưởng. Đây chính là lúc mỗi người phải xây dựng cho mình kế hoạch chi tiêu hiệu quả. Cân nhắc bài toán "cần" và "muốn", bài toán 50% gửi tiết kiệm hay bài toán 28% (chỉ 28% tiền lương nên dành cho việc thuê nhà).
Một số mẹo nhỏ đơn giản hơn mà mỗi người cần biết như:
- Nấu ăn tại nhà. Chắc chắn đây không phải là mẹo tiết kiệm mà chỉ là một cách "ai cũng biết" nhưng ít ai thực hiện thường xuyên.
- Ghi lại các khoản chi tiêu trong tháng. Ai cũng có lúc quên mất rằng tháng vừa rồi mình đã tiêu những gì mà lương lại cạn kiệt. Hãy tập thói quen ghi lại chi tiêu một cách trung thực để tránh điều này.
- Lên danh sách mua sắm. Mỗi khi ra các cửa hàng tạp hóa hay siêu thị, đừng quên mang theo một tờ giấy nhỏ và ghi lại những món đồ cần mua. Sau khi mua hết danh sách thì hãy rời khỏi nơi bán hàng ngay.
- Không nên đi siêu thị với cái bụng trống rỗng. Bởi khi đó bạn sẽ mua nhiều đồ ăn hơn. Thay vào đó bạn nên đi siêu thị chỉ sau khi đã ăn.
- Sử dụng ví tiền. Đừng cho rằng ví tiền thì chỉ để cất giữ tiền, mà thêm vào đó bạn hãy để thêm cả những hóa đơn thanh toán như hóa đơn đi siêu thị, hóa đơn điện nước, hóa đơn điện thoại…