Anh đã phê chuẩn quyết định chiến dịch oanh tạch IS
Sau quyết định trên, 2 máy bay ném bom chiến đấu Tornado và 6 máy bay phản lực tấn công đã xuất phát từ căn cứ không quân Anh tới căn cứ Akrotiri tại đảo Síp.
Trước cuộc bỏ phiếu, Thủ tướng Anh David Cameron thúc giục các nghị sĩ hãy đồng ý thông qua chiến dịch oanh tạc này. Ông cho biết Anh cần phải tham gia vào liên quân do Mỹ đứng đầu để tiêu diệt lũ khủng bố khi chúng đang âm mưu tiến công phương Tây.
Nhiều nghị sĩ sợ rằng Anh sẽ lại sa lầy vào một cuộc chiến khác ở Trung Đông. Tuy nhiên vụ tấn công ngày 13.11 tại Pháp khiến 130 người chết đã làm nhiều chính khách phải nghĩ lại. Đảng Lao động cũng bị chia rẽ rất lớn sau sự kiện khủng bố ở Pháp.
Anh hiện nay đã tham gia vào liên quân chống Mỹ với các chiến dịch oanh kích vào căn cứ của IS tại Iraq.
Quyết định được đưa ra sau hơn 10 tiếng tranh luận căng thẳng của các nghị sĩ.
Hàng trăm người biểu tình đã tràn vào Quảng trường Quốc hội ngày hôm qua (2.12) nhằm gây sức ép ngăn chiến dịch ném bom ở IS. Tuy nhiên kết quả cuối cùng vẫn không thay đổi.
Người dân Anh biểu tình kêu gọi không ném bom Syria
Ông Cameron đã ghé thăm Pháp sau vụ tấn công liên hoàn và có cuộc trao đổi với Tổng thống Francois Hollande. Ông nói rằng “Anh cần hành động ngay lập tức, để bảo vệ người dân trước chủ nghĩa khủng bố như đã từng xuất hiện ở Paris và các quốc gia khác trên thế giới”.
Lãnh đạo Đảng Lao động Jeremy Corbyn cho rằng Thủ tướng chỉ đang làm tình hình tồi tệ hơn.
Hai năm trước, ông Cameron đã kêu gọi các biện pháp quân sự ở Syria nhằm đáp trả cáo buộc chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc nội chiến. Quốc hội Anh đã bỏ phiếu chống trước quyết định can thiệp này.