Bạn có biết rằng đa số sinh viên của Ivy League ở Harvard và các trường có uy tín khác là con cả hoặc con một? Angela Merkel, Hillary Clinton, Oprah Winfrey, Sheryl Sandberg, JK Rowling và Beyoncé cũng đều là con đầu lòng trong gia đình của họ.
Theo một nghiên cứu gần đây được thực hiện tại Đại học Essex, con cả thường đạt được thành tích cao và nhiều khả năng sẽ thành công hơn các em. Dưới đây là 10 lý do tại sao những đứa trẻ lớn tuổi nhất lại dễ thành đạt hơn.
1. Chu đáo và trung thực
Nữ hoàng truyền hình Oprah Winfrey là con gái đầu lòng
Con cả thường bị “mặc định” là chăm sóc và làm gương cho em trai, em gái của mình. Vì thế, ngay từ khi còn nhỏ, con cả trong nhà đã học được tính chu đáo và trung thực để làm tốt vai trò làm anh, làm chị của mình.
2. Có tham vọng và tự định hướng
Giữ vai trò là “anh, chị mẫu mực”, những đứa trẻ lớn nhất được lập trình phải cố gắng không ngừng từ khi còn bé. Họ có tham vọng vì họ phải "dẫn đường." Đây là một yếu tố mạnh mẽ đóng một vai trò quan trọng trong bí quyết của một người thành công, và trách nhiệm “dẫn đường” vô hình đó sẽ đi theo họ trong suốt cuộc đời.
3. Chăm chỉ và có khả năng xử lý căng thẳng tốt
Đó là bởi vì con cả phải học cách làm thế nào để thích ứng và xử lý các áp lực trong gia đình từ khi họ còn nhỏ. Từ xưa các cụ đã có câu “Anh như cha”, anh chị lớn trong các gia đình sớm được đối xử như những người lớn.
Con cả luôn chịu nhiều áp lực từ phía bố mẹ hơn, mà ngoài việc học hành thì con cả còn phải giúp bố mẹ chia sẻ việc nhà và chăm sóc em. Nhiều người phải thừa nhận con cả “vất vả” hơn con thứ, nhưng chính cái vất vả ấy là một sự rèn luyện tốt cho thành công sau này.
4. Đáng tin cậy và có khả năng lãnh đạo
Richard Branson
“Quyền huynh thế phụ”, anh chị lớn trong nhà đôi khi có quyền như bố mẹ, nhưng cũng phải chịu áp lực lớn để giữ vai trò chỉ huy và chăm sóc cho gia đình. Richard Branson (người sáng lập của Virgin Group) - có hai em gái, cho rằng trách nhiệm đặt lên vai con cả khá nặng nề. "Con lớn thường được trao trách nhiệm chăm sóc các em," ông nói với tờ Financial Times, "và điều này có thể giúp hình thành các kỹ năng lãnh đạo ở độ tuổi trẻ.”
5. Nhanh nhẹn, tháo vát
Vì họ sẽ đảm nhận vai trò lãnh đạo và chăm sóc trong gia đình nên kết quả là, các con cả phải làm việc nhiều hơn, thực hành nhiều thì sẽ tháo vát hơn. Sự nhanh nhẹn, tháo vát này mang lại cho con cả lợi thế cạnh đáng kể cho sự thành công trong suốt cuộc đời của họ.
6. Kỷ luật và nhất quán trong cách cư xử
Bố mẹ thường nghiêm khắc hơn với con cả, nhưng lại hay chiều chuộng và khoan dung nhiều hơn với con thứ, đặc biệt là con út vì dù ở độ tuổi nào thì con cả vẫn bị coi là “người lớn” còn con thứ mãi vẫn là “em”, là “bé”.
Chắc hẳn những người con cả ít nhiều cũng sẽ có lúc tủi thân vì cho rằng bố mẹ thiên vị. Tuy nhiên, việc duy trì sự nghiêm khắc với con cả làm cho đứa trẻ sống có kỷ luật và biết cách xử xự theo chuẩn mực.
7. Tự tìm ra những thứ cho riêng mình
Khi con cả phạm lỗi, họ không thể đổ lõi cho ai. Không giống như con thứ có anh chị lớn đi tiên phong và hướng dẫn nên làm thế nào, con cả không có ai để dạy cho họ. Họ phải tự tìm hiểu, chấp nhận rủi ro, và tìm ra lối đi cho riêng mình. Điều này không dễ dàng; nhưng giúp con cả học được nhiều kỹ năng sống có giá trị.
8. Thông minh
Albert Einstein cũng là con đầu lòng
Albert Einstein cũng là con đầu lòng. Dường như trí thông minh không phải là một trùng hợp ngẫu nhiên. Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy rằng con cả thường thông minh hơn và điểm số cao trong các bài kiểm tra IQ. Lịch sử cho thấy rằng thậm chí con cả có nhiều khả năng trở thành tổng thống. Harry Truman, Lyndon Johnson, Jimmy Carter, George W. Bush và Bill Clinton đều con cả. Một số người đã gợi ý rằng đó là di truyền, trong ý nghĩa rằng càng những đứa trẻ sinh sau càng giảm "tài năng di truyền." Dù lý thuyết này chưa được xác minh, nhưng thực tế cho thấy con cả thường có một bộ não khỏe mạnh và khả năng nhận thức cao hơn.
9. Hiếu học và có kết quả học tập tốt
Tiến sỹ Feifei Bu, người dẫn đầu nghiên cứu của Đại học Essex, phân tích dữ liệu từ hơn 3.500 anh chị em. Bà kết luận: "Nghiên cứu của tôi cho thấy con đầu lòng có nguyện vọng học cao hơn và có trình độ học vấn cao hơn." Bu Điều ngạc nhiên nhất là các hiệu ứng thứ tự sinh mạnh hơn rất nhiều so với các tác động của giới tính. Nghiên cứu cho thấy con cả có thành tích học tập cao hơn 7% so với con thứ.
10. Tận hưởng tình yêu trọn vẹn nhất của bố mẹ
Các bậc cha mẹ có xu hướng yêu và dành nhiều thời gian, tâm huyết nhất để chăm sóc cho con cả vì đó là đứa con đầu tiên của họ. Đứa trẻ đầu tiên là người duy nhất có được bố mẹ quan tâm, chăm sóc và dồn hết tình yêu thương.
Những đứa trẻ sinh sau dù được nhiều ưu ái hơn nhưng cả tình yêu và sự quan tâm luôn phải chia sẻ. Điều này có tác động tích cực đến giá trị bản thân của đứa con đầu lòng và lòng tự trọng trong suốt cuộc đời của họ.