Ông Nguyễn Đức Hòa – Phó Trưởng phòng Dự báo khí tượng hạn vừa, hạn dài (Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương) cho biết: Hiện tượng sương mù thường xảy ra khi không khí lạnh suy yếu và lệch sang phía Đông. Theo hoàn lưu bão, gió đưa không khí ẩm từ biển vào gây hiện tượng sương mù.
“Do đây không phải hiện tượng sương muối nên ít ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân”, ông Hòa cho biết thêm.
Sáng 24.12, sương mù bao phủ dày đặc phố phường Thủ đô Hà Nội. Ảnh chụp tại cầu vượt Láng Hạ - Thái Hà lúc 7h30 sáng.
Trên đường Hoàng Đạo Thúy bao phủ một màu trắng đục, các tòa nhà hai bên đường cũng "mất nóc". Ảnh chụp lúc 7h45 sáng
Những tòa nhà san sát mờ dần trong làn sương mù trắng
Đại Lộ Thăng Long, các phương tiện phải giảm tốc độ vì tầm nhìn bị hạn chế
Nhiều xe ô tô phải bật đèn để nhìn rõ đường
Xe máy bật đèn khi lưu thông trên cầu Mễ Trì
Hồ Hoàng Cầu mờ ảo, các tòa nhà ven hồ mất hút. Ảnh chụp lúc 7h10 sáng
Người dân đi tập thể dục trong sương trắng và mưa phùn
Sông Tô Lịch mờ ảo trong làn sương trắng đục
Keangnam- tòa nhà cao nhất Việt Nam gần như biến mất
Các khu đô thị ở khu vực phía Tây Nam (quận Nam Từ Liêm) mờ ảo phía sau làn sương.
Trung tâm Hội nghị Quốc Gia phải bật đèn vào buổi sáng sớm để đón tiếp các đại biểu
Công nhân công trường xây dựng làm việc trong điều kiện thời tiết không thuận lợi.
Sương mù dày đặc bao phủ cầu vượt Liễu Giai – Nguyễn Chí Thanh lúc 8 giờ sáng nay
Tòa nhà Lotte dường như bị “mất nóc” vì sương mù
Nhiều phương tiện lưu thông phải bật đèn để nhìn rõ đường
Công viên Hòa Bình cũng bị phủ kín một màn sương trắng xóa
Đường Đào Tấn (Ba Đình, Hà Nội)
Hiện tượng sương mù càng xảy ra dày đặc hơn ở các hồ nước lớn. Trong ảnh là quang cảnh hồ Tây lúc 8 giờ sáng
Rất khó để nhận ra những chiếc thuyền bơi ở giữa hồ
Quang cảnh Hồ Gươm lúc hơn 9 giờ sáng
Một màn sương bao phủ khu giữa hồ khiến nhiều người khó nhận ra Tháp Rùa
Tượng đài Lý Thái Tổ chìm trong sương mù
Gần 10 giờ sáng, sương mù vẫn bao phủ đường Đinh Tiên Hoàng