Đạo diễn của bộ phim truyền hình cổ trang trên mạng Thái tử phi thăng chức ký đang gây sốt thời gian qua là Lữ Cát Hạo Hạo tiếp tục tiết lộ tình cảnh thiếu kinh phí, khiến đoàn phim phải tiết kiệm tối đa trong khâu bối cảnh, phục trang và đạo cụ.
Diễn viên tự xoay sở giúp nhau hóa trang.
Trước khi khởi quay, đoàn làm phim cũng khá chật vật tìm nhà sản xuất và giám đốc sản xuất. Phải đến gần ngày phim bấm máy mới tìm được, và đây được coi là vận may đối với ê-kíp phim.
Đạo diễn tự mua vải, thiết kế trang phục
Thay vì có đội ngũ phục trang và thiết kế thì đạo diễn Lữ đã phải đích thân đi tìm vải tại các khu thương mại và chợ bán vải ở Bắc Kinh. Trong đó, có những bộ trang phục của nhân vật Thái tử Tề Thịnh và anh chàng Dương Nghiêm được may từ vải rèm che cửa sổ, mua tại khu chợ cạnh trung tâm thương mại Muxiyuan (Bắc Kinh).
Trang phục của diễn viên do đạo diễn Lữ tự mua vải và thiết kế.
Đạo diễn Lữ cũng trở thành người thiết kế phục trang bất đắc dĩ của đoàn phim. Ban đầu, anh định tìm đến chuyên gia thiết kế Lý Thiện Uy, người từng thành công từ bộ phim Thất cô, tuy nhiên do lịch quay phim bị trì hoãn quá lâu khiến Lý lỡ hẹn. Lữ Hạo Cát Cát tìm đến một chuyên gia phục trang khác nhưng người này đưa ra giá khá cao nên đoàn phim đành từ chối.
Được biết, đoàn phim phải sử dụng đến hàng trăm trang phục và mỗi ngày đạo diễn Lữ huy động nhân viên thực hiện được hơn 50 bộ, một khối công việc không hề đơn giản.
Thức đêm săn dép giá rẻ
Những đôi xăng-đan được đặt từ chợ trực tuyến Taobao
Đạo diễn Lữ Hạo Cát Cát còn có ý tưởng để các diễn viên sử dụng dép xăng-đan (sandal) cho phù hợp với khí hậu nóng bức ở vùng Chiết Giang vào tháng 8. Toàn bộ số dép được Lữ đặt mua qua Taobao (chợ trực tuyến lớn và nổi tiếng nhất của Trung Quốc).
Hàng được đặt số lượng lớn và không có sẵn, Lữ Hạo Cát Cát đã phải thức đên “săn” mấy ngày, đặt từng chiếc một mới đủ số lượng. Sau đó thuê xưởng phục trang gia công lại cho phù hợp với bối cảnh trong phim. Tuy nhiên, khi đoàn phim chuẩn bị quay đơn hàng mới đến nơi.
May mắn những chiếc dép khá phù hợp với trang phục.
Trước đó khi yêu cầu xưởng phục trang hoàn thành khâu gia công loạt dép theo ý định của đạo diễn Lữ, xưởng may cho biết họ cần 1 tháng mới có thể đáp ứng nhu cầu. May mắn khi diễn viên sử dụng những đôi dép xăng-đan chưa qua gia công mua trên mạng, chính chúng lại mang về hiệu ứng phù hợp với bối cảnh.
Máy quay phim lạc hậu
Về khâu đạo cụ, kỹ thuật của đoàn phim cũng gặp nhiều khó khăn. Ban đầu, đạo diễn Lữ muốn sử dụng phong cách lẫn hiệu ứng hình ảnh tương tự như bộ phim American Horror Story của Hollywood.
Nhiếp ảnh tại trường quay.
Thực tế, khi anh đến trường quay mới biết quay phim sử dụng máy quay lưu động nên không đạt được hiệu ứng như yêu cầu. Rút cục, đạo diễn 36 tuổi phải tự đi thuê một chiếc máy quay M15, khá khẩm hơn nhưng cũng là một trong những thiết bị được xếp vào danh sách quá lạc hậu.
Trong thời gian quay, đoàn phim còn thiếu một số thiết bị máy móc quan trọng khác như máy tạo gió. Ban đầu Lữ Hạo Cát Cát có kế hoạch sử dụng ít nhất 3 máy tạo gió, tuy nhiên kinh phí eo hẹp nên anh quyết định dùng duy nhất một chiếc quạt máy thủ công. Vì lẽ này, hiệu ứng trên phim dù vẫn đẹp, nhưng trên thực tế đã không được như ý muốn.
Máy tạo gió khá nguy hiểm nhưng đoàn phim vẫn khắc phục để có cảnh phim lung linh.
Hiệu ứng hình ảnh vẫn đẹp
Việc sử dụng quạt máy tạo gió thủ công được coi là cách áp dụng nguy hiểm, bởi chúng thường xuyên bị rò điện, đặc biệt khi trời mưa. Tuy biết thế, song ê-kíp vẫn liều sử dụng bằng cách đeo găng tay cách điện. Người thực hiện điều khiển quạt gió chính là đạo diễn, bởi anh không muốn ai bị thương và cũng sợ hướng gió không được điều khiển đúng ý.
'
Để tạo được hiệu ứng gió thổi, nhân viên đoàn phim phải đánh liều với nguy hiểm.
Một vấn đề khác nảy sinh là các diễn viên thường phải nheo mắt vì gió quá mạnh. Để khắc phục, các diễn viên đã phải chớp mắt liên tục. Chỉ duy nhất mỹ nam Thịnh Nhất Luân có thể mở mắt bình thường trước tác động của quạt gió.
Kinh phí hạn chế còn khiến nam chính Thịnh Nhất Luân phải tự bỏ tiền túi thu âm ca khúc nhạc phim Tương lai của quá khứ.
Chỉ có 2 địa điểm quay
Bối cảnh phim được ê-kíp phim thuê tại phim trường Tượng Sơn ở Chiết Giang. Tại đây có 4 địa điểm ghi hình, trong đó có một khu khá cũ nát, chi phí sửa sang sẽ đội kinh phí lên rất nhiều. Đoàn phim chỉ còn cách thay đổi bối cảnh ở hai địa điểm có đạo cụ khá hơn, làm bối cảnh quay chính cho hoàng cung của Thái tử điện hạ và hậu cung, nơi ở của Trương Bồng Bồng.
Dù là một nơi nhưng địa điểm quay được biến hóa khéo léo.
Vì vậy, thư phòng của Tề Thịnh lúc làm thái tử và sau này trở thành hoàng thượng, cho đến phòng ngủ, hậu cung của Thái hoàng thái hậu, cung phủ nhà ngoại của Thái tử phi đều được ghi hình tại một địa điểm. Cũng tình trạng này, cung của Thái tử phi, cung hoàng hậu, cung Thanh Lâu và phủ Triệu Vương đều được quay cùng một địa điểm. Tuy nhiên, hiệu quả của các hình ảnh vẫn khá tốt nhờ vào tài dàn dựng bối cảnh, đạo cụ của ê-kíp.
Đạo diễn sinh năm 1980 tiết lộ, kinh phí cho khâu phục trang là 100.000 NDT (340 triệu đồng), kinh phí cho bối cảnh (mỹ thuật) và đạo cụ là 900.000 NDT (hơn 3 tỉ đồng).
Đoàn phim vẫn cố gắng hoàn thành dù gặp nhiều khó khăn về kinh phí.
Khó khăn chồng chất và kinh phí hạn hẹp nhưng Lữ Hạo Cát Cát khẳng định, tôn chỉ của đoàn phim là dù điều kiện không cho phép nhưng nếu cứ cố gắng tự tạo phục trang, ánh sáng hay hình ảnh một cách tỉ mỉ và có tâm, kết quả sẽ tốt đẹp như mong đợi.