Theo các bác sĩ, thuốc quá hạn thậm chí làm bệnh nhân tử vong nếu là các thuốc đặc trị. Thuốc quá hạn có thể làm giảm hàm lượng thuốc, gây nhờn thuốc. Nếu là thuốc kháng sinh thì gây kháng thuốc, lần sau bệnh nhân sẽ phải dùng thuốc kháng sinh thế hệ cao hơn, bệnh khó trị hơn, tốn tiền hơn. Bệnh nhân cũng có thể gặp các biến chứng, phản ứng phụ nguy hại của thuốc nếu dùng thuốc quá hạn.
Ảnh minh họa
Vậy làm thế nào để phân biệt thuốc quá hạn sử dụng, thuốc rởm và không mua phải chúng?
Theo dược sĩ Nguyễn Huy Am – nguyên trưởng khoa Dược (Bệnh viện 198) để hạn chế mua phải thuốc rởm, thuốc quá hạn, người dân cần mua thuốc ở những cửa hàng thuốc lớn, có ghi số cấp phép trên biển hiệu.
Khi mua thuốc phải kiểm tra cẩn thận ngày tháng sử dụng ghi trên bao bì thuốc hoặc mua cả vỉ thuốc. Ngày tháng sử dụng thường được dập chìm trên các vỉ thuốc có thể nhìn thấy.
Nếu thấy chữ ghi hạn sử dụng không ngay ngắn, có dấu hiệu tẩy xoá thì không mua và báo cho cơ quan chức năng. “Đáng tiếc, người dân Việt Nam thường mua thuốc lẻ, vài viên một, không còn nguyên bao, nguyên vỉ. Điều này tạo điều kiện cho những người bán thuốc gian xảo tuồn các thuốc quá hạn ra bán mà không lo bị phát hiện về hạn sử dụng” – dược sĩ Am cho biết.
Về việc làm thế nào để phân biệt được thuốc quá hạn, PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cũng “bó tay”. Ông gợi ý: “Về cảm quan, chỉ có thể nhận biết được thuốc biến dạng, mốc, ẩm ướt, hộp thuốc méo mó, nứt, vỡ, biến mầu, chảy nước…
Nhưng đương nhiên những kẻ “phù phép” thuốc quá hạn sẽ không dại gì mà xử lý các loại thuốc như vậy. Còn những thuốc bị “phù phép” ngày tháng thì bác sĩ thậm chí dược sĩ cũng chịu. Do đó phải trông chờ vào sự nghiêm minh của cơ quan chức năng”.
>> XEM THÊM: Tác hại "khủng khiếp" của thuốc quá hạn sử dụng