Trên thế giới, tồn tại một số loài ốc sên biển có chất diệp lục trong cơ thể mà nhờ đó, chúng có thể tự tổng hợp chất dinh dưỡng từ ánh sáng mặt trời giống như thực vật. Tuy nhiên, có một loài sên biển độc nhất trên thế giới có tên Sacoglossans không có chất diệp lục mà vẫn có thể sống sót.
Hình ảnh về loài "nửa thực vật, nửa động vật" Sacoglossans.
Khác với một số loài sên biển, Sacoglossans không có chất diệp lục nhưng vẫn có thể sống sót.
Điều này đã thôi thúc các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu. Họ nhận thấy loài sacoglossans này có khả năng “hút chất” từ các sợi tảo. Thay vì tiêu hóa thức ăn giống như những loài động vật thông thường, chúng giữ lại chất diệp lục từ tảo. Từ đó, chúng có thể tổng hợp chất dinh dưỡng từ mặt trời.
Tuy nhiên, chỉ đơn giản là “đánh cắp” diệp lục thì không thể lấy năng lượng từ mặt trời được. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, trong cơ thể Sacoglossans còn sở hữu gen khác với các loài động vật thông thường, cho phép nó tổng hợp năng lượng.
Sacoglossans hút chất diệp lục từ tảo, kết hợp với loại gen đặc biệt để tổng hợp năng lượng mặt trời.
Như vậy, Sacoglossans có tới hai cấp độ gen khác nhau, vừa của động vật và vừa của thực vật. Điều này cũng cho thấy, gen này có thể đã tiến hóa trước khi có sự phân tách giữa động vật và thực vật từ cách đây rất lâu. Chúng cũng là bằng chứng cho một mối liên hệ tiến hóa giữa các gen của động vật và thực vật.
Sacoglossans có tới hai cấp độ gen khác nhau, vừa của động vật và vừa của thực vật.
Chúng cũng là bằng chứng cho một mối liên hệ tiến hóa giữa các gen của động vật và thực vật.