Bị thương nhẹ do trời lạnh bao gồm nứt, nẻ và cước chân, tay (còn gọi là chấn thương không đóng băng). Những hiện tượng nặng hơn là cứng khớp và tê cứng (còn gọi là chấn thương đóng băng), thường gặp khi nhiệt độ dưới 10 độ C.
Ngón chân, ngón tay, tai và mũi là các bộ phận có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh, vì những khu vực này không có cơ bắp lớn để sản sinh nhiệt. Ngoài ra, cơ thể sẽ duy trì nhiệt cho sự hoạt động của các cơ quan nội tạng nên lưu lượng máu đến các chi sẽ bị “cắt giảm” dưới điều kiện lạnh.
Bàn tay và bàn chân có xu hướng lạnh nhanh chóng hơn thân vì: có diện tích bề mặt lớn hơn so với thể tích và phải tiếp xúc với không khí nhiều hơn so với các bộ phận khác của cơ thể. Nếu đôi mắt không được bảo vệ bằng kính trong điều kiện gió lạnh cao, giác mạc của mắt cũng có thể đóng băng. Cụ thể dưới đây sẽ là những bệnh thường gặp trong tiết trời lạnh và cách sơ cứu.
Chấn thương không “đóng băng”
Nẻ là một chấn thương nhẹ cho do do tiếp xúc kéo dài và lặp đi lặp lại trong vài giờ với nhiệt độ không khí từ 0 ° C đến 16 ° C. Khu vực da bị ảnh hưởng sẽ có bị nứt, kết vảy trắng, bong tróc da, thậm chí là đỏ, sưng, ngứa, và đau đớn.
Cước chân xảy ra ở những người có bàn chân đã bị ướt, nhưng không lạnh đóng băng trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Nó có thể xảy ra ở nhiệt độ lên đến 10 ° C. Những chấn thương chính là mô thần kinh và cơ bắp. Các triệu chứng bao gồm ngứa ran và tê; ngứa, đau, sưng chân, bàn chân, hoặc bàn tay; hoặc có mụn nước. Da có thể bị đỏ ban đầu và chuyển sang màu xanh hoặc màu tím như bị thương. Trong trường hợp nặng, khu vực đó có thể bị hoại tử.
Giải pháp:
Giữ ấm cho các bộ phận hay phải tiếp xúc với không khí như tay và chân. Tốt nhất nên đi tất, găng tay, đặc biệt là khi làm việc hoặc khi ở ngoài trời.
Cố gắng giữ cho tay chân khô ráo.
Thường xuyên bổ sung dưỡng ẩm cho tay, chân bằng cách bôi kem dưỡng ẩm.
Nếu chân, tay bị cước, có thể ngâm tay, chân trong nước muối loãng, ấm vào buổi tối, sau đó bôi kem dưỡng. Nước muối có thể giúp khử trùng, chống sưng viêm và giữ nước.
Trường hợp bị quá nặng cần đến các cơ sở y tế khám và điều trị để tránh bị hoại tử.
Chấn thương “đóng băng”
Frostnip là hình thức nhẹ nhất của chấn thương lạnh cóng. Nó xảy ra khi thùy tai, mũi, má, ngón tay, ngón chân tiếp xúc với khí lạnh và các lớp biểu bì bị đóng băng. Da của khu vực bị ảnh hưởng chuyển sang màu trắng và nó có thể cảm thấy tê liệt. Các lớp trên cùng của da cảm thấy cứng nhưng mô sâu hơn vẫn cảm thấy bình thường (mềm).
Hình thức chấn thương nặng hơn là Frosbie (tê cóng). Frostbite là một chấn thương thường gặp do tiếp xúc với cực lạnh hoặc khi tiếp xúc với các đối tượng cực kỳ lạnh (đặc biệt là những người phải tiếp xúc với kim loại). Nó cũng có thể xảy ra ở nhiệt độ bình thường tiếp xúc với các loại khí làm mát nén. Frostbite xảy ra khi nhiệt độ mô giảm xuống dưới điểm đóng băng (0 ° C), hoặc khi dòng máu bị tắc nghẽn.
Các mạch máu có thể bị vỡ và tổn thương vĩnh viễn, và tuần hoàn máu có thể dừng lại ở các mô bị ảnh hưởng. Trong trường hợp nhẹ, các triệu chứng bao gồm viêm da kèm theo đau nhẹ. Trong trường hợp nặng, có thể có tổn thương mô mà không đau, hoặc có thể nổi mụn nước. Da tê buốt rất dễ bị nhiễm trùng, và hoại tử.
Giải pháp:
Frostnip có thể được ngăn ngừa bằng cách mặc quần áo và giày ấm mặc. Nó được điều trị bằng cách chà xát nhẹ nhàng quanh khu vực bị thương để vết thương không tiếp tục lan rộng. Tuyệt đối không bao giờ chà xát các bộ phận bị ảnh hưởng vì tinh thể băng trong các mô có thể gây ra thương tích cho các mô bên cạnh. Không sử dụng những vật thể rất nóng như chai nước nóng để làm ấm các khu vực bị thương.
Đối với Forstbite: Nếu có thể, di chuyển nạn nhân đến một nơi ấm áp. Nhẹ nhàng nới lỏng hoặc cởi bỏ quần áo thắt hay trang sức để máu lưu thông dễ dàng hơn. Dùng băng khử trùng băng lỏng ở khu vực bị thương.
Đặt gạc giữa các ngón tay và ngón chân để hấp thụ độ ẩm và ngăn ngừa các ngón dính lại với nhau. Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế khẩn cấp. Lưu ý: KHÔNG cố gắng làm ấm các khu vực bị thương bởi các mô đã tổn thương không có khả năng phục hồi, mà chỉ khiến tốc độ hoại tử xảy ra nhanh hơn; KHÔNG chà xát chỗ bị thương; KHÔNG cho phép nạn nhân uống rượu hay hút thuốc lá.
Hạ thân nhiệt
Trong môi trường lạnh vừa phải, nhiệt độ trung tâm của cơ thể thường chỉ thấp hơn 1° C đến 2° C so với bình thường 37 ° C bởi vì khả năng thích nghi của cơ thể. Tuy nhiên, trong thời tiết quá lạnh mà không có quần áo đầy đủ, cơ thể không thể bù đắp cho sự mất nhiệt và nhiệt độ trung tâm của cơ thể bắt đầu giảm.
Cảm giác lạnh sau đó đau ở phần tiếp xúc là một trong những dấu hiệu đầu tiên của hạ thân nhiệt nhẹ. Khi nhiệt độ tiếp tục giảm, cảm giác lạnh và đau để giảm bớt vì cơ thể dần mất cảm giác. Tiếp theo, biểu hiện là yếu cơ và buồn ngủ. Tình trạng này được gọi là hạ thân nhiệt và thường xảy ra khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống dưới 33 ° C.
Các triệu chứng khác của hạ thân nhiệt bao gồm run rẩy, ý thức giảm và giãn đồng tử. Khi nhiệt độ cơ thể đạt đến 27° C, cơ thể đi vào trạng thái hôn mê. Hoạt động tim dừng lại khi thân nhiệt khoảng 20 ° C và não ngừng hoạt động khoảng 17 ° C.
Giải pháp:
Giảm thân nhiệt cần được cấp cứu khẩn cấp. Khi có dấu hiệu đầu tiên, nên tìm trợ giúp y tế ngay lập tức. Sự sống sót của nạn nhân phụ thuộc vào khả năng của người xung quanh nhận biết triệu chứng của hạ thân nhiệt. Nạn nhân thường là không thể chú ý những biểu hiện riêng của mình. Sơ cứu đầu tiên cho triệu chứng hạ thân nhiệt bao gồm các bước sau:
Tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.
Cởi hết quần áo ướt.
Bọc nạn nhân trong chăn hoặc khăn tắm, báo để nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên dần dần. Có thể ôm nạn nhân để lấy thân nhiệt của mình giúp làm ấm nhiệt độ của nạn nhân từ từ. Nhớ giữ ấm phần đầu.
Cho uống đồ ấm, ngọt (tuyệt đối không uống rượu, cà phê). Không cho uống khi nạn nhân đang mất dần ý thức, vô thức, hoặc co giật.
Nhanh chóng chở nạn nhân đến một cơ sở y tế cấp cứu.
Không sử dụng chai nước nóng hoặc chăn điện để làm ấm.
Thực hiện CPR (hồi sức tim phổi), nếu nạn nhân ngừng thở. Tiếp tục cung cấp CPR cho đến khi đến bệnh viện.