Dân Việt

Trồng quýt nhớ bổ sung vôi

12/07/2011 04:52 GMT+7
(Dân Việt) - Cây quýt có thể trồng ở đa số các loại đất trồng trọt nước ta, như đất thịt nặng ở đồng bằng, đất phù sa châu thổ, đất đồi núi, đất phù sa cổ, đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất bạc màu, đất đỏ...

Đất trồng quýt tốt là những chân đất bằng phẳng, dốc nhẹ (độ dốc < 100),="" thoát="" nước="" tốt,="" nhiều="" mùn,="" thoáng="" khí,="" giữ="" ẩm="" tốt,="" khi="" cần="" dễ="" tháo="" nước="" và="" có="" tầng="" đất="" dày="" (hơn="" 1m="" càng="" tốt).="" ở="" những="" vùng="" đất="" xấu="" phải="" đầu="" tư="" nhiều,="" thâm="" canh="" thì="" hiệu="" quả="" kinh="" tế="" mới="">

img
Quýt thích nghi với nhiều vùng đất khác nhau nếu bón phân tốt.

Đất có pH thích hợp cho cam quýt là 5 - 6 nhưng hiện phần lớn đất trồng quýt ở nước ta đều có độ pH thấp từ 4 - 5, vì vậy cần chú ý cải tạo đất và bón phân thích hợp, bổ sung vôi hàng năm cho cây (1 - 2kg/cây/năm).

Quýt ở Việt Nam hiện đang có khá nhiều giống, cả nội lẫn nhập, như quýt Satsuma của Nhật, quýt Tangerine hay Clementine của Bắc Phi, quýt Dancy, quýt tiều của Trung Quốc, quýt Nagpur santra của Ấn Độ. Vùng ĐBSCL, Đồng Nai thì trồng nhiều quýt đường, Thừa Thiên - Huế có quýt Hương Cần, vùng Lạng Sơn có quýt Vàng Bắc Sơn…

Để quýt đạt năng suất cao, bà con cần chú ý kỹ thuật bón phân theo nguyên tắc cân đối, hợp lý. Có thể sử dụng phân đơn hoặc phân NPK. Nếu sử dụng phân đơn có thể theo hướng dẫn sau:

Lưu ý, nên sử dụng ure (46%N) hoặc SA (sulphat amon 21%N). Phân lân sử dụng super phosphate (nếu đất chua sử dụng phân lân nung chảy). Phân kali sử dụng KCl (60% K20) hoặc K2S04 (50% K20). Khi mới trồng, cần bón lót phân hữu cơ và phân lân. Nếu đất chua cần bón thêm 0,3 kg vôi/hố.

Còn bà con sử dụng phân bón hỗn hợp NPK thì các đợt bón như sau:

img

Đợt 1, bón ngay sau thu hoạch vụ trước. Bón mỗi cây từ 2 - 4kg phân hữu cơ + 0,3kg NPK 20-20-15 + TE, kết hợp với tỉa cành, tạo tán và sửa bồn. Có thể tưới thêm phân hydrophos để kích thích bộ rễ phát triển (trẻ hóa bộ rễ).

Đợt 2, bón trước khi ra hoa để kích thích ra hoa. Bón phân AT-02 (Đầu Trâu) hoặc bón 0,2 - 0,3kg NPK (6-12-12 +TE) mỗi cây, kết hợp phun phân bón lá NPK (6-30-30 + TE) hoặc NPK (10-30-10 + TE).

Đợt 3, bón nuôi trái giai đoạn đầu. Bón phân chuyên cho cây ăn trái AT-03 hoặc 0,2 - 0,4kg phân NPK (18-6-12 +TE) mỗi cây. Kết hợp phun phân bón lá NPK (30-10-10 + TE).

Đợt 4, bón nuôi trái trước thu hoạch 30 ngày. Bón 0,2 - 0,3kg phân NPK (12-6-18 + TE), kết hợp phun phân bón lá NPK (7-5-44) hoặc phân NPK (12-0-40 + 3 Ca0).

(Trung tâm Nghiên cứu Đất – Phân bón & Môi trường phía Nam)