Tượng đài Trần Hưng Đạo tọa lạc trên đồi Hải Minh (bán đảo Phương Mai, TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) được khởi công năm 1972 và hoàn thành năm 1973. Kinh phí xây dựng do Hội Đức Thánh Trần Hưng Đạo tổ chức quyên góp.
Suốt hàng chục năm, tượng đài luôn sạch sẽ vì người dân chăm sóc cẩn thận. Đến năm 2007, tượng đài được UBND tỉnh công nhân là di tích lịch sử thì người dân giảm chăm sóc, “nhường” lại cho ngành văn hóa. Vài năm trở lại đây, rác bao vây tượng đài. Con đường độc đạo dẫn lên tượng đài biến thành một bãi rác, khách tham quan phải lội ngập trong rác mới đến được tượng đài.
Du khách muốn đến tượng đài phải thuê thuyền trong cảng cá Quy Nhơn, đi khoảng 10 phút là tới. Đầu con đường mòn dẫn lên tượng đài là một bãi rác lớn.
Tượng nằm ở đỉnh đồi, cao hơn mặt nước biển khoảng 40 mét. Lối đi lên cũng đầy rác.
Ngay bệ tượng cũng toàn rác.
Cây cảnh trồng trồng xung quanh tượng cũng chết khô vì thiếu nước.
Trong khi đó, loài cây độc hại như trúc đào thì tươi xanh.
Ngay trước mặt tượng đài, chính quyền địa phương cho dựng hàng chữ “Tượng đài Trần Hưng Đạo” với kích thước khổng lồ. Nhìn từ TP.Quy Nhơn, những chữ cái này còn lớn hơn cả tượng, dù tượng cao đến 16 mét!
Chữ được lắp trên khung sắt, thô kệch và xâm lấn thô bạo không gian phía trước tượng đài.
Bên dưới bãi cọc sắt gắn chữ, cũng toàn là rác.
Sau khi dùng đèn Trung Quốc trang trí cho chữ, các hộp giấy được vứt luôn dưới chân tượng đài.
Tượng đài hoàn toàn “lép vế” trước dòng chữ khổng lồ phía trước.