Dân Việt

Tránh tắc đường, người đàn ông chèo thuyền trong... 15 năm

Ngọc Khanh 15/02/2016 01:02 GMT+7
Một người đàn ông ở Mỹ đã chèo thuyền đi làm suốt 15 năm chỉ để tránh tắc đường.

Theo WashingtonPost,  Gabriel Horchler, một người đàn ông 71 tuổi làm nghề thủ thư tại thành phố Bladensburg, Maryland (Bắc Mỹ) đã trèo thuyền đi làm trong suốt 15 năm qua chỉ để tránh tắc đường và được thưởng thức không khí trong lành trên quãng đường mà ông di chuyển. 

Ý tưởng chèo thuyền đi làm của Gabriel Horchler lóe lên vào năm 1997 khi xe máy của ông đang bị mắc kẹt giữa đường, ông đảo mắt nhìn ra sông Anacostia trôi song song với đường cao tốc và nảy ra ý định hơi điên rồ này.

img

 Gabriel Horchler chèo thuyền đi làm trên sông Anacostia.

Để chèo thuyền đi làm, ông Gabriel Horchler phải đi xe đạp mất hơn 15 phút để ra đến đoạn sông mà ông nèo thuyền bởi con sông này không chảy qua nhà, sau đó ông chèo thuyền hơn 7km để đến Thư viện Quốc hội Mỹ - nơi ông làm thủ thư đã nhiều năm.

Gabriel Horchler cho biết mỗi ngày ông đi làm mất khoảng 90 phút, kì công hơn so với việc đi xe máy như trước đây bởi phải kết hợp với việc đi xe đạp. Tuy nhiên, việc chèo thuyền giúp ông tránh được nạn tắc đường, khói bụi và cả sự ô nhiễm.

Việc đạp xe rồi sau đó chèo thuyền cũng giúp sức khỏe của Gabriel Horchler có những diễn biến rất tích cực. Ở tuổi 71, Gabriel Horchler vẫn còn rất khỏe mạnh và minh mẫn, có cường độ làm việc và di chuyển cao mà nhiều người trẻ chưa chắc đã theo được.

img

Hành trình mà Gabriel Horchler di chuyển.

Tuy nhiên, việc di chuyển trên sông cũng khiến Gabriel Horchler gặp nhiều rắc rối như trời mưa bất chợt, bị lật thuyền do luồng gió mạnh,... Thời gian gần đây, con sông Anacostia cũng gặp phải tình trạng ô nhiễm nguồn nước và rác thải khiến Gabriel Horchler nhiều lần có ý định thôi việc chèo thuyền.

img

Gabriel Horchler di chuyển bằng xe đạp đến nơi neo thuyền tại công viên.

Ông chia sẻ: "Tôi không cảm thấy mình hơn tầm so với những người đang bị tắc đường kia. Nhưng tôi vô cùng trân trọng sự tĩnh lặng của dòng nước và âm thanh của tiếng mái chèo mỗi ngày. Nhờ thế, mỗi ngày của tôi đều khác lạ, tôi nhìn thế giới bằng con mắt mới, một đời sống thực vật kì diệu mới”.