Không đề cập trực tiếp đến Trung Quốc, Đô đốc Harris nói rằng một số cường quốc đang tìm cách “bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn thông qua các hành động chèn ép, đe dọa”, đồng thời cho rằng việc lập ra một nhóm hải quân giữa các nước lớn trong khu vực là cách tốt nhất để ngăn chặn các hành động “ỷ lớn hiếp đáp các nước nhỏ”.
Đô đốc Harris cho rằng: “Cùng luyện tập với nhau sẽ có các hoạt động cùng nhau. Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và Mỹ nên lập thành một liên minh tuần tra với nhau bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”.
Báo The Sydney Morning Herald cũng cho rằng, Nhật Bản đã đề xuất một biện pháp tương tự vào năm 2007, rất lâu trước khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng trái phép cơ sở quân sự tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Đặc biệt, Nhật Bản, đã thực hiện hành động để kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực bằng cách ký một thỏa thuận để bán thiết bị quân sự cho Philippines.
Mỹ khẳng định tăng cường các hoạt động tuần tra trên Biển Đông.
Tuần trước, The Philippine Star khẳng định rằng Nhật Bản sẽ bán một loạt các thiết bị đến Manila, trong đó có các máy bay giám sát, radar …
Tờ Washington Post bình luận, trong ý định thành lập liên minh tuần tra trên Biển Đông, đã có những dấu hiệu cho thấy Mỹ đang tìm kiếm mối quan hệ đặc biệt thân thiết với Ấn Độ, hoặc ít nhất là tham vọng để kéo Ấn Độ là một cường quốc quân sự lớn vào tranh chấp Biển Đông như một đối trọng với Trung Quốc. Đô đốc Harris nhận xét: “Ấn Độ với sức mạnh quân sự đáng nể sẽ giúp xây dựng một tương lai vững chắc về an ninh, an toàn trên Biển Đông, không để các “lâu đài cát” đe doạ”. Trước đó các quan chức Mỹ đã gọi công trình xây dựng của Trung Quốc xây dnwgj trong khu vực là “những lâu đài cát”.
Trong khi đó, Úc cũng đã nhiều lần chỉ trích Trung Quốc quân sự hoá Biển Đông, đe doạ đến an ninh, hoà bình, an toàn hàng hải ở vùng biển này.
Kế hoạch lập liên minh tuần tra của Mỹ nhận được đánh giá nếu trở thành hiện thực sẽ là biện pháp cứng rắn nhất từ trước đến nay do Mỹ thể hiện để ngăn chặn những hành vi ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông.
Đô đốc Harris từng khẳng định, Mỹ phải cam kết tham gia nhiều hơn các cuộc tuần tra vì an toàn hàng hải, nhằm khẳng định quyền của bất kỳ quốc gia nào đi qua vùng biển quốc tế. Đô đốc Harris nhận định: Ý định của Trung Quốc quân sự hoá trên Biển Đông sẽ gây ảnh hưởng đến an ninh hàng hải, giống như một kiểu ách tắc giao thông ở DC”.
Trung Quốc đã và đang xây dựng rất nhiều hòn đảo nhân tạo trên các rạn san hô trong quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Trong tháng vừa qua, bằng chứng vệ tinh đã chỉ ra rằng Trung Quốc đã đưa máy bay chiến đấu và tên lửa đất-đối-không vào Biển Đông và bắt đầu xây dựng hệ thống radar tiên tiến, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã cảnh báo ngày 8.3 trong một sự kiện ở San Francisco rằng: “Trung Quốc theo đuổi quân sự ở Biển Đông và các hành động cụ thể sẽ có những hậu quả cụ thể”.
Tướng Lori Robinson, chỉ huy Không lực Mỹ ở Thái Bình Dương,cũng tuyên bố rằng không quân Mỹ sẽ tiếp tục các chuyến bay hàng ngày trên vùng trời Biển Đông, bất chấp việc Trung Quốc đưa các tên lửa đất đối không và chiến đấu cơ tới Hoàng Sa và Trường Sa.
Phát biểu tại thủ đô Canberra của Úc, bà Robinson cũng thúc giục các quốc gia khác thực thi quyền được bay qua và đi ngang quang các vùng lãnh hải và không phận quốc tế mà Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông.