Dừng tích nước Thủy điện Sông Tranh 2Theo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, có giai đoạn việc quản lý chất lượng công trình xây dựng hầu như được giao hoàn toàn cho chủ đầu tư thực hiện và tự chịu trách nhiệm, thiếu sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước. Tại một số dự án, công trình thủy điện, chất lượng khâu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát có nhiều hạn chế, gây không ít hệ lụy tiêu cực. Trong khi đó trách nhiệm, xử lý sai phạm của chủ đầu tư, các chủ thể khác có liên quan khi công trình có chất lượng kém hoặc để xảy ra sự cố chưa được quy định cụ thể.
Hiện trường vụ vỡ đập Thủy điện Ia Krel 2 (Gia Lai) ngày 12.6.2013.
Qua kiểm tra các công trình thủy điện nhỏ, gần 30% số đập chưa được kiểm định; chỉ khoảng 6% số chủ đầu tư hoàn thành cắm mốc chỉ giới; khoảng 66% đập chưa có phương án bảo vệ được phê duyệt; gần 55% số chủ đập chưa có phương án phòng chống lụt bão. Hiệu quả làm việc của hệ thống quan trắc tại một số công trình là rất thấp. Việc xây dựng phương án phòng chống lụt bão cho vùng hạ du trong tình huống xả lũ khẩn cấp, vỡ đập... ít được quan tâm, tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường.
Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề liên quan đến Thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam), Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết: Chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Tập đoàn Điện lực triển khai đánh giá mức độ an toàn của dự án. Viện Khoa học- Công nghệ quốc gia tiếp tục quan trắc dư chấn, việc quan trắc có chuyên gia Nga, Nhật cùng đánh giá. “Hiện dự án thủy điện này đang tạm dừng việc tích nước để chứa, chỉ cho duy trì mức nước tích trên mực chết là 4 -5m để tiếp tục quan trắc. Hiện chưa có quyết định chính thức từ Chính phủ, Thủ tướng về dự án này” – Bộ trưởng Hoàng cho biết.
Chưa rõ số công trình thủy điện gây hạiChủ tịch Ủy ban Dân tộc Quốc hội Ksor Phước cho rằng, thông tin trong báo cáo còn rời rạc, thiếu sự phân tích. “Cần phải nêu các sự cố, kết luận nguyên nhân của các sự cố công trình thủy điện đó từ đâu, do việc thiết kế, hay không nghiêm túc trong quá trình vận hành, gây thiệt hại thế nào?” – ông Ksor Phước nói.
Theo báo cáo của Chính phủ, hiện đã loại bỏ 424 dự án thủy điện, không xem xét đưa vào quy hoạch 172 vị trí tiềm năng; tạm dừng có thời hạn 136 dự án; tiếp tục rà soát, đánh giá 158 dự án.
|
Ông Phước cũng chỉ ra rằng báo cáo chưa nói đến việc có hại từ công trình thủy điện. Tác động môi trường cực lớn không chỉ trên vùng đang xây dựng, mà cả phần hạ lưu. Việc xây dựng khu tái định cư, chất lượng đất sản xuất cho bà con phải di dời vì công trình thủy điện - theo ông Ksor Phước cũng chưa được đánh giá tốt.
Trên thực tế, khoảng 70% hợp phần di dân, tái định cư do các chủ đầu tư dự án thủy điện thực hiện, còn lại gần 30% do UBND cấp tỉnh làm chủ đầu tư. Do đó, việc phối hợp, quản lý, theo dõi, thống kê gặp không ít khó khăn và chưa phản ánh sát thực tế. Tại một số dự án thủy điện, có đối tượng đã lợi dụng quyết định mở công trường cho khai quang rừng với quy mô lớn hơn nhiều so với yêu cầu, rồi việc lợi dụng hạ tầng công trình để khai thác khoáng sản trái phép...