Katherine Keogh không chỉ là một nhà khoa học mà còn là một bà mẹ trẻ vừa sinh một em bé 8 tháng. Cô thừa nhận cuộc sống bận rộn khiến cô nhiều khi cũng “dễ dãi” trong việc làm vệ sinh. Tuy nhiên, hầu hết thời gian ở nhà cô đều “lăm lăm một tay cầm chai xịt chống vi khuẩn, một tay cầm một miếng vải sạch để giữ cho ngôi nhà được sạch sẽ ngăn nắp”.
Cô luôn lo lắng mọi thứ không sạch sẽ sẽ khiến cậu con trai 8 tháng tuổi hiếu động của cô bị nhiễm bệnh. Cô tìm hiểu rất nhiều các phương pháp làm sạch để bảo vệ sức khỏe gia đình - từ quảng cáo cho khăn lau khác nhau, cho đến thuốc xịt và gel diệt trừ 99,9% vi khuẩn, nhưng cô vẫn luôn cảm thấy hoang mang và quyết định làm một bài test các vật dụng dùng hàng ngày xem những phương pháp làm sạch của cô có thực sự hiệu quả hay không, và kết quả khiến Keogh phải choáng váng.
Bàn chải đánh răng điện
Một nghiên cứu trường Đại học Manchester cho thấy bàn chải đánh răng trung bình nuôi dưỡng mười triệu vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn E.coli. Keogh sử dụng một thử nghiệm trên bàn chải đánh răng điện, kết quả cho thấy: Miếng gạc lấy mẫu có chứa một lượng vi khuẩn đáng báo động – lên đến 5.180 CFUs (đơn vị đo số lượng vi khuẩn/ml), trong khi bệ ngồi trong nhà vệ sinh chỉ có 1.600/ cm2.
Lời khuyên của chuyên gia
Bàn chải đánh răng có thể là một nam châm hút vi trùng, đặc biệt là nếu một thành viên trong gia đình bị ốm. Một cái hắt hơi cũng có thể phát tán vi trùng ở khắp mọi nơi, và virus như norovirus (vius gây bệnh tiêu chảy) có thể tồn tại bên ngoài môi trường trong nhiều ngày. Cách đơn giản để làm sạch bàn chải là khử trùng bằng nước rất nóng trước khi dùng, và để bàn chải cách xa bồn cầu, tốt nhất nên có một tủ kín để cất đồ trong nhà tắm.
Núm vú cao su và đồ chơi của trẻ em
Keogh sử dụng lò vi sóng để khử trùng làm sạch núm vú cho con trước khi sử dụng. Các món đồ chơi cũng được cô làm sạch thường xuyên với khăn lau kháng khuẩn, nhưng kết quả kiểm tra vẫn phát hiện có 110 CFUs, may mắn là không phát hiện vi khuẩn coliform và E.coli.
Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy núm vú cao su có thể chứa tới 40 loại vi khuẩn khác nhau, trong khi một cuộc khảo sát do Dettol tiến hành đã chỉ ra 20% gấu bông trẻ em sử dụng chính là một ổ vi khuẩn - và một phần tư chứa coliforms.
Lời khuyên của chuyên gia
Trẻ đặc biệt dễ bị bệnh trong năm đầu tiên do hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Virus, vi khuẩn và ký sinh trùng có thể sinh sản trên các vật dụng bé thường tiếp xúc nếu không tiệt trùng. Ngoài những dụng cụ ăn uống thì đồ chơi cũng có thể là nơi trú ngụ yêu thích của vi khuẩn. Phụ huynh nên làm sạch đồ chơi của con ít nhất một lần một tuần ở 60 độ C để diệt khuẩn.
Không khí trong nhà
Theo nghiên cứu của các tổ chức từ thiện về dị ứng ở Anh, hơn 30% các bệnh dị ứng trong nhà được gây ra bởi nấm mốc, nhưng ít người nghĩ đến nguyên nhân các triệu chứng như hắt hơi và khò khè lại có liên quan đến nấm mốc trong nhà. Keogh đã sử dụng khung cửa trong bếp, phòng tắm và phòng ngủ của em bé để đo số khuẩn lạc nấm trong không khí.
Tất cả các mẫu xét nghiệm của Keogh đều cho thấy số lượng nấm mốc vượt quá quy định. Trung tâm nghiên cứu đã xác định mẫu trong nhà bếp có chứa một loài nấm Penicillium và một loài nấm men thường thấy trong vườn ươm.
Phòng tắm có chứa một loài Penicillium và một loài Cladosporium, những loại nấm mốc thường phát triển ở nơi ít thông gió. Mẫu lấy từ phòng khách có đến 50.000 bào tử của Penicillium và Aspergillus, các loài nấm mốc phát triển trên bụi và vật liệu xây dựng. Khi các bào tử tiếp xúc với da, mũi và màng phế quản, chúng có thể gây ra các vấn đề như nhiễm nấm, viêm phế quản, hen suyễn và dị ứng.
Lời khuyên của chuyên gia
Vào những ngày trời nồm, độ ẩm không khí cao, các gia đình nên đóng chặt các cửa, đồng thời thường xuyên bật các quạt hút mùi, quạt thông gió trong nhà để đẩy bớt hơi nước trong không khí ra ngoài, tránh tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
Các vật dụng trong bếp
Theo nghiên cứu của Hội đồng Vệ sinh toàn cầu thì những miếng giẻ rửa chén bát và thớt không được vệ sinh đúng cách có số lượng vi khuẩn nhiều gấp 6 lần số lượng vi khuẩn trong bồn cầu. Keogh thử nghiệm trên thớt và giẻ rửa bát nhà cô.
Kết quả: thớt của Keogh gần như không có vi khuẩn E.coli và coliforms nhờ thói quen làm sạch bề mặt thường xuyên với phun chống vi khuẩn. Các khăn rửa chén đáng lo ngại hơn nhưng vẫn chứa 230 CFUs.
Lời khuyên của chuyên gia
“Khăn rửa chén có thể là một ổ vi khuẩn lớn, đặc biệt với những gia đình dùng miếng mút để rửa chén bát. Trong quá trình rửa dụng cụ nấu ăn, các dụng cụ được làm sạch song đồng thời, vi khuẩn cũng được chuyển từ dụng cụ sang trú ẩn tại giẻ. Tốt nhất nên giặt sạch giẻ lau bằng nước nóng với xà phòng, và phơi khô sau khi sử dụng".
Đồ điện tử
Một nghiên cứu năm 2012 do tổ chức Initial Washroom Hygiene phát hiện 40% bàn phím ở văn phòng có chứa mức độ rất cao của vi khuẩn gây ra mối nguy cơ cho sức khỏe.
Phụ huynh nên làm sạch đồ chơi của con ít nhất một lần một tuần ở 60 độ C để diệt khuẩn.
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng kết cấu xốp của túi xách da cung cấp những điều kiện hoàn hảo cho vi khuẩn sinh sản. Keogh kiểm tra bàn phím, điện thoại và túi xách của cô.
Kết quả: tất cả các mẫu kiểm tra đều không có coliforms và E.coli, nhưng bàn phím văn phòng của Keogh đã có 550 CFUs, điện thoại của Keogh có 280 CFUs, và túi xách có 200 CFUs. Đây là con số khá thấp vì Keogh thường xuyên vệ sinh khử trùng các vật dụng của mình.
Lời khuyên của chuyên gia
Bàn phím nổi tiếng là nơi chứa chấp vi trùng. Mọi người nên sử dụng dung dịch kháng khuẩn để lau chùi bàn phím, bề mặt điện thoại và túi da. Trong quá trình vệ sinh bàn phím nên lật ngược bàn phím và vỗ nhẹ để làm sạch hết đồ ăn và các bụi bẩm bám trong kẽ. Và đừng bao giờ mang điện thoại theo khi đi vệ sinh.