Nhiều tháng qua, Apple và FBI đã bị lôi vào một cuộc chiến pháp lý mà trung tâm của tranh chấp là một chiếc iPhone 5C. Chiếc iPhone này thuộc về Syed Farook - một trong những tay súng trong vụ xả súng ở San Bernardino (California, Mỹ) vào tháng 12.2015, làm 14 người chết và 22 người bị thương.
FBI đang điều tra vụ việc.
Trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng muốn điều tra thông tin liên lạc hoặc các thông tin có thể liên quan đến tội phạm từ chiếc iPhone 5C nói trên. Tuy nhiên, có một vấn đề là chiếc điện thoại đã bị khóa với hệ điều hành iOS 9.
Sau đó, một thẩm phán đã buộc Apple phải viết phần mềm tùy chỉnh, cho phép FBI đột nhập vào điện thoại. Apple từ chối và công khai vụ việc trước toàn bộ người dùng của mình rằng họ đang bảo vệ người dùng.
Vấn đề gây tranh cãi trong vụ việc này là an ninh quốc gia và quyền riêng tư người dùng. Mặc dù FBI tuyên bố họ đã tìm ra một cách thức truy cập vào iPhone bị khóa mà không cần sự hỗ trợ từ Apple, những những câu hỏi xoay quanh vụ việc này vẫn chưa có lời giải. Bản thân Apple cũng muốn biết FBI có thật sự đã làm được, nếu được thì đó là cách nào.
Điểm lại dòng thời gian của vụ việc:
2.12.2015: Vụ xả súng xảy ra ở San Bernardino (California, Mỹ) làm ít nhất 14 người thiệt mạng và 22 người bị thương. Hai nghi phạm trong vụ việc là Syed Farook and Tashfeen Malik (được cho là một cặp vợ chồng), đã bị tiêu diệt trong cuộc đấu súng với cảnh sát.
Hai nghi phạm trong vụ việc.
3.12.2015: Nhân viên FBI tìm thấy chiếc iPhone 5C của Syed Farook trên chiếc Lexus IS300 đậu bên ngoài.
5.12.2015: FBI yêu cầu sự hỗ trợ từ Apple để truy cập vào chiếc iPhone 5C do nó đã bị khóa màn hình.
6.12.2015: FBI vội vàng thiết lập lại mật khẩu tài khoản iCloud đang đăng nhập trên chiếc iPhone, để tải về các bản sao lưu. Tuy nhiên, sau này FBI đã nhìn nhận đó là "một hành động sai lầm".
16.1.2016: Thẩm phán Sheri Pym ra lệnh cho Apple phải viết một phần mềm đặc biệt để giúp FBI mở khóa điện thoại iPhone. Đó là một phần mềm có thể vô hiệu hóa tính năng giới hạn số lần nhập sai mã khóa màn hình (passcode) và đảm bảo không xóa các dữ liệu trên thiết bị sau khi nhập sai quá nhiều lần.
Tim Cook và bức thư ngỏ.
17.1.2016: Giám đốc điều hành của Apple - Tim Cook viết một bức thư dài gửi tới khách hàng của mình, đăng công khai trên website, nói rằng "xây dựng backdoor trên iPhone là điều cực kỳ nguy hiểm". Tim Cook cũng khẳng định sẽ bảo vệ người dùng của mình.
Apple cho rằng những yêu cầu từ FBI và Bộ Tư pháp là không thuyết phục.
19.1.2016: Bộ Tư pháp Mỹ buộc Apple phải hợp tác với FBI.
25.1.2016: Apple mạnh mẽ lên án những yêu cầu khó chấp nhận từ FBI cũng như chính phủ Mỹ.
29.1.2016: Trong một vụ việc tương tự xảy ra ở New York (Mỹ) với một chiếc iPhone khác của kẻ buôn ma túy, thẩm phán đã phán quyết FBI không thể ép buộc Apple mở khóa điện thoại iPhone.
1.3.2016: Giám đốc FBI James Comey tuyên thệ nhậm chức tại Capitol Hill, trước khi tham gia buổi điều trần trước Ủy ban Tư pháp Hạ viện cùng với luật sư của Apple và các bên liên quan.
3.3.2016: Hàng chục công ty công nghệ, trong đó có Twitter, Reddit, LinkedIn, Airbnb, Microsoft, Google, Facebook, Yahoo và Mozilla đệ đơn bảo vệ Apple.
10.3.2016: Căng thẳng gia tăng khi Bộ Tư pháp tuyên bố Apple đang trở thành một "phương tiện đặc biệt" phục vụ các chính phủ khác, đặc biệt là Trung Quốc. Luật sư của Apple là Bruce Sewell đã phản ứng mạnh mẽ, cho rằng đó như là "một bảng cáo trạng" và là "lời đâm chém rẻ tiền".
FBI tuyên bố đã mở khóa thành công iPhone mà không cần Apple giúp.
21.3.2016: FBI tuyên bố có thể mở khóa iPhone của tay súng Farook mà không cần sự hỗ trợ từ Apple. Điều này được thực hiện bởi một đơn vị bên ngoài, được đồn đoán là một công ty của Israel.
28.8.2016: FBI tuyên bố đã bẻ khóa thành công iPhone mà không cần Apple giúp, kết thúc cuộc chiến với Apple.