Trung Tướng H.R. McMaster nói với tờ Politico rằng: "Rõ ràng là trong khi quân đội của chúng tôi tham gia vào Afghanistan và Iraq, Nga đã nghiên cứu khả năng và yếu điểm của Mỹ để Moscow bắt tay vào một nỗ lực hiện đại hóa đầy tham vọng và họ đã thành công".
Được biết đến là một trong những nhân vật hàng đầu của quân đội Mỹ, ông McMaster hiện đang giám sát một "kế hoạch cấp cao" được thiết lập để quyết định cách Lầu Năm Góc “nên thích ứng với sự trỗi dậy của Nga".
Kế hoạch này được xem như một nghiên cứu về các vũ khí, chiến thuật quân sự mới của Nga, trong đó có cả sự thành công của Moscow ở Syria và những chiến lược của Nga ở Đông Âu.
Ông McMaster cho biết: "Nga sở hữu một loạt các hệ thống tên lửa phòng không, tên lửa đạn đạo và pháo binh có tầm bắn xa và nguy hiểm hơn nhiều so với các hệ thống pháo binh của quân đội Mỹ ".
Để thích ứng với khả năng của Nga, nghiên cứu mới của Mỹ hy vọng sẽ tìm ra những cách thức mới để nâng cấp quân sự của Mỹ, mà theo như quan điểm của cựu chỉ huy NATO, tướng Wesley Clark trước đó nói rằng, " đó là những suy nghĩ ấn tượng nhất kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ".
Tướng Wesley Clark nói rằng: "Đây là những loại vấn đề mà quân đội Mỹ đã không đụng đến kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh 25 năm trước đây".
Trước đó, trong cuộc chiến tranh năm 1973, Mỹ cũng đã từng phân tích khả năng của xe tăng Nga, và nhận thấy nó tiến xa hơn Lầu Năm Góc nghĩ.
Đến nay, Lầu Năm Góc một lần nữa tin rằng, quân đội Nga đã hồi sinh.
Tuy vậy, nói với tờ Politico, tướng Donn Starry cho rằng: “Trận đánh thắng hay thua thể hiện ở lòng dũng cảm của người lính, tính cách của nhà lãnh đạo và kinh nghiệm chiến đấu của các được đào tạo tốt. Kỹ thuật vượt trội không phải là yếu tố quyết định tất cả”.