Màn tái hiện Lễ hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn tại Làng văn hoá các dân tộc (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) tối 17.4 đã nhận được nhiều tiếng reo hò thán phục của du khách.
Các thanh niên say sưa trên đống lửa đỏ bằng chân đất...
Nhảy lửa là nghi thức tâm linh độc đáo của người dân tộc Pà Thẻn.
Lễ hội được tổ chức trên một bãi đất rộng ở trung tâm xã. Người ta đốt 1 đống lửa to, chuẩn bị một mâm lễ và một cây đàn gõ để thầy mo làm lễ.
8 chàng trai dân tộc Pà Thẻn được chọn làm “thợ nhảy”. Họ đi chân đất, ngồi đối diện với thầy mo để thầy làm phép. Tuy nhiên, sau một hồi ngồi nghe tiếng đàn gõ của thầy mo, các “thợ nhảy” như bị thôi miên, tự động nhảy vào đống lửa mà đạp, mà bốc than tung lên trời.
Điều đặc biệt là sau khi đạp lên đống than hồng, bàn chân của “thợ nhảy” không hề bị bỏng hay bị thương.
Lễ vật cúng tế bao gồm 1 chiếc đàn sắt, 1 con gà, 10 chén rượu và một ít tiền giấy.
Thầy mo gõ mõ để làm phép.
Theo những người trong cuộc, điều quan trọng nhất khi nhảy lửa là phải có thầy mo giỏi. Đã có nhiều trường hợp người nhảy lửa bị bỏng. Ấy là vì thầy làm lễ chưa đúng, chưa cho phép nhưng “thợ nhảy” đã lao vào lửa.
Sau khi thầy mo cho phép, đống lửa được đốt lên.
Cuối cùng lửa tắt, than tàn, thế nhưng tất cả những người tham gia không hề bị bỏng hoặc rát bàn chân. Sau lễ nhảy lửa, các thanh niên bị mồ hôi túa ra ướt áo, cùng đôi chân đất đen nhẻm, trước sự tấm tắc khen ngợi và thán phục của nhiều người....
Những thanh niên cúi gập người, nhảy lò cò bằng cả 2 chân trên đống lửa.
Người Pà Thẻn, tổ chức lễ nhảy lửa nhằm tạ ơn trời đất, thần linh đã cho một mùa vụ tươi tốt và cũng cầu chúc cho mùa vụ năm sau, đống lửa sẽ mang lại sự ấm áp, may mắn, xua đi cái khắc nghiệt của mùa đông vùng cao.
Sau khi nhảy xong, ai nấy đều mệt lử.
Chân tay của thợ nhảy đen nhẻm nhưng khô.