Theo chuyên gia này, Nga hiện đang sở hữu nhiều công nghệ tên lửa phòng thủ hiện đại và các bệ phóng di động. Năm 2015, đơn vị tên lửa cơ động của Nga đã tiếp nhận 24 tên lửa mới mang tên RS-24 Yars. Đây là loại tên lửa có thể mang 3-4 đầu đạn thông thường, có khả năng tiêu diệt mục tiêu độc lập và xuyên thủng các hệ thống lá chắn tên lửa đối phương. Giả định rằng, khối lượng tên lửa được bàn giao cho quân đội Nga trong năm nay sẽ ít nhất tương đương khối lượng bàn giao năm ngoái.
Nga có thể sẽ thay thế loại tên lửa Topol (về cơ bản tương đương với loại tên lửa Minuteman III) bằng nhiều loại tên lửa tối tân vào năm 2020, vốn được thiết kế có khả năng xuyên thủng các hệ thống phòng thủ tên lửa đối phương.
Ngoài ra, Nga còn sở hữu tên lửa đạn đạo chạy bằng nhiên liệu lỏng, hạng nặng, phóng từ mặt đất với tên gọi tên lửa R-36M2 Voevoda. Loại tên lửa này được đưa vào sử dụng từ năm 1988, khá nổi tiếng và có khả năng mang tới 10 đầu đạn với sức công phá lên đến 750 kiloton/mỗi tên lửa.
Một loại tên lửa mới của Nga, có thể biến Washington thành tro bụi. Ảnh: National Interest.
Năm nay, Nga kỳ vọng sẽ thử loại tên lửa hiện đại nhất-tên lửa RS-28 (hay Sarmat) với mục tiêu sẽ thay thế loại tên lửa thế hệ trước đó-tên lửa Satan-vào năm 2020. Loại tên lửa mới này sẽ đánh bại hoàn toàn các hệ thống phòng thủ tên lửa đối phương. Đầu tiên, loại tên lửa này có khả năng mang đầu đạn thông thường và có thể tiêu diệt mục tiêu bất cứ nơi nào, thậm chí tại Nam Cực.
Loại tên lửa này đã buộc đối phương phải thiết kế chế tạo hệ thống phòng thủ tên lửa tích hợp đắt đỏ, thậm chí ngay cả với Mỹ. Ngoài ra, các đầu đạn sẽ bay trong bầu khí quyển với tốc độ nhanh hơn tốc độ siêu âm và di chuyển mới tốc độ 7-7,5km/giây. Thời gian trước khi phóng tên lửa cũng sẽ được rút ngắn tối đa: ít hơn 1 phút khi nhận lệnh.
Nga còn sở hữu loại tên lửa huyền bí mang tên RS-26 Rubezh. Cho đến nay không có nhiều thông tin về loại tên lửa này nhưng rõ ràng đây là loại tên lửa để chế tạo dựa trên biến thể của tên lửa PS-24 Yars với tầm bắn trung và liên lục địa. Tầm bắn tối thiểu cũng phải đạt 2km, đủ để tiêu diệt hệ thống phòng thủ của Mỹ tại châu Âu.
Mỹ đã phản đối loại tên lửa này, cho rằng việc triển khai tên lửa RS-26 là vi phạm Hiệp ước về lực lượng hạt nhân tầm cận trung. Tuy nhiên, sự chỉ trích này không thỏa đáng vì tên lửa RS-26 tầm bắn tối đa vượt hơn 6.000 km, có nghĩa là đây thực tế là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), chứ không phải tên lửa đạn đạo tầm trung gian (IRBM).
Tên lửa RS-26 của Nga.
Với những thông tin trên, thì Mỹ đã tụt hậu quá xá so với Nga trong việc phát triển các loại tên lửa đạn đạo liên lực địa. Công bằng mà nói, Mỹ chỉ có một loại tên lửa Minuteman III nhưng lạc hậu và chỉ có thể mang một đầu đạn thông thường và khả năng phát triển tên lửa thay thế là không thể vì Nhà Trắng không ủng hộ. Trong khi đó, tình hình hoàn toàn khác ở Nga. Loại tên lửa ICBM luôn được nâng cấp mới và quá trình sản xuất ra loại tên lửa mới không bao giờ bị gián đoạn. Mỗi tên lửa ICBM đều được thiết kế có khả năng chọc thủng các hệ thống phòng thủ tên lửa đối phương.
Theo chuyên gia Leonid Nersisyan, quan hệ Nga-Mỹ cũng như quan hệ Nga-NATO đã rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua, có thể nói còn thấp hơn nhiều so với thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Gần đây quan hệ Nga-Mỹ và Nga-NATO đã trở nên nghiêm trọng khi các bên đang diễn tập giả định các cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào nhau. Ví dụ, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg gần đây tuyên bố trong báo cáo thường niên, cáo buộc rằng không quân Nga đã tiến hành khóa huấn luyện vào năm 2013, trên thực tế là cuộc tấn công hạt nhân giả định vào Thủy Điển.
Trước đó vào 8.4.2010, Nga và Mỹ đạt được hiệp ước về việc cắt giảm đầu đạn hạt nhân xuống còn 1.550 mỗi bên. Ngoài ra, con số tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và các máy bay ném bom chiến lược hạng nặng xuống còn 700. Mỹ hiện sở hữu 741 bệ phóng tên lửa với 1.481 đầu đạn hạt nhân, trong khi Nga nắm giữ 521 bệ phóng với 1.735 đầu đạn hạt nhân.