41 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Sài Gòn xưa -TP.HCM nay, đã "lột xác" thành một thành phố năng động, phát triển. TP.HCM đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với thế giới. Chính trị ổn định, kinh tế đạt được nhiều thành tựu quan trọng, văn hóa - xã hội có bước tiến bộ rõ nét.
Một góc quận 1, TP.HCM nhìn từ hướng quận 2. Ảnh :H.P
Đường hầm sông Sài Gòn (hay còn gọi là Hầm Thủ Thiêm) nối quận 1 với quận 2. Đường hầm có 6 làn xe ô tô, được đánh giá là một công trình vượt sông hiện đại bậc nhất Đông Nam Á.
Nhà thờ Đức Bà- một trong những biểu tượng của TP.HCM. Ảnh :H.P
Tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) có chiều dài gần 20km đang được xây dựng nhằm góp phần giảm ùn tắc và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của thành phố. Ảnh :H.P
Những tòa nhà cao tầng, hiện đại mọc lên ngày càng nhiều báo hiệu nền kinh tế của thành phố đang ngày càng phát triển. Ảnh :H.P
Quảng trường và đường đi bộ Nguyễn Huệ dài 670m, rộng hơn 60m, có hệ thống chiếu sáng nghệ thuật, mảng xanh, đài phun nước… Đây sẽ là nơi tổ chức các buổi diễu hành, mít tinh, lễ hội đường phố, đường hoa, hoạt động triển lãm văn hóa của thành phố. Ảnh :H.P
Cầu Phú Mỹ là cây cầu dây văng lớn nhất TP.HCM bắc qua sông Sài Gòn, kết nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm và Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, nối quận 7 với quận 2 và quận 9. Đây là công trình cầu dây văng hiện đại tầm cỡ thế giới. Ảnh :H.P
Thu nhập bình quân của người dân TP.HCM năm 2015 đạt 5.538 USD, gấp 15 lần năm 1976 (360 USD). Không chỉ vậy, TP.HCM chỉ chiếm 0,63% diện tích và 8,8% dân số nhưng đóng góp đến 21% GDP và 30% nguồn thu ngân sách quốc gia. Giấc mơ đưa thành phố phát triển như đặc khu kinh tế Thượng Hải và lấy lại vị trí số 1 có lẽ không còn quá xa vời.